Danh mục công việc được làm thêm giờ cho người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mới nhất?
- Thời gian làm việc tối đa của người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi là bao lâu?
- Có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không?
- Sử dụng lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc quá thời giờ làm việc bị xử phạt ra sao?
- Danh mục công việc được làm thêm giờ cho người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mới nhất?
Thời gian làm việc tối đa của người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 146 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Thời giờ làm việc của người chưa thành niên
1. Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
2. Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Theo đó, thời giờ làm việc của người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tối đa không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần.
Danh mục công việc được làm thêm giờ cho người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mới nhất?
Có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 có giải thích về người lao động như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này
...
Như vậy, người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi làm việc vẫn được xem là người lao động.
Do đó dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về việc tham gia BHXH như sau:
Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm khác đối với người lao động.
...
Như vậy, người sử dụng lao động và người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải tham gia đầy đủ bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Do đó, khi sử dụng lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì người sử dụng lao động phải đóng BHXH cho người lao động này.
Sử dụng lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc quá thời giờ làm việc bị xử phạt ra sao?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 29 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định về hành vi vi phạm như sau:
Vi phạm quy định về lao động chưa thành niên
…
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng lao động chưa thành niên mà chưa có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên đó;
b) Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc mà: giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó; bố trí thời giờ làm việc ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi; không có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc; không tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 01 lần trong 06 tháng hoặc không bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi;
c) Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định tại Điều 146 của Bộ luật Lao động;
d) Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm;
đ) Sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm trong những nghề, công việc không được pháp luật cho phép.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP mức xử lý hành chính này là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với công ty (tổ chức) mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần.
Theo đó, hành vi sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. Đối với tổ chức sẽ bị phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Danh mục công việc được làm thêm giờ cho người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mới nhất?
Danh mục nghề, công việc người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm được quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau:
Danh mục công việc được làm thêm giờ cho người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mới nhất: TẢI VỀ
- Year End Party có phải là tiệc tất niên không? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày Year End Party không?
- Nghị quyết 161: Chốt chính sách cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang được thực hiện đồng bộ thế nào?
- Quốc hội thông qua đề xuất tăng mức lương cơ sở trong năm 2025 đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước của Chính phủ trong trường hợp thế nào?
- Thông tư 88 có hiệu lực từ 7/2/2025 hướng dẫn cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang về sử dụng nguồn cải cách cho thu chi ngân sách nhà nước năm 2025 thế nào?
- Mẫu biên bản họp giao ban tháng chi tiết năm 2025 cho tổ chức, doanh nghiệp như thế nào?