CPI 9 tháng đầu năm 2024? CPI ảnh hưởng đến việc điều chỉnh mức lương cơ sở không?
CPI 9 tháng đầu năm 2024?
Ngày 30/10/2024, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng là Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đã chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá về kết quả công tác quản lý, điều hành giá 10 tháng đầu năm 2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024.
Sau khi nghe báo cáo của Bộ Tài chính và ý kiến thảo luận của thành viên Ban Chỉ đạo, đại diện các Bộ, ngành liên quan, Phó Thủ tướng là Trưởng Ban Chỉ đạo đưa ra kết luận tại Thông báo 511/TB-VPCP năm 2024, trong đó có đề cập đến CPI 9 tháng đầu năm 2024.
Tại Mục 1 Thông báo 511/TB-VPCP năm 2024 nêu rõ về CPI 9 tháng đầu năm 2024 (chỉ số giá tiêu dùng). Cụ thể:
- Trong nước, mặt bằng giá thị trường biến động theo quy luật hàng năm, tăng cao vào tháng Tết đầu năm, giảm trong tháng 3 theo quy luật sau Tết.
- Sang các tháng quý 2, giá các mặt hàng cơ bản ổn định, nguồn cung hàng hóa dồi dào, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng của người dân, mặt bằng giá nhìn chung ít biến động.
- Sang tháng 7, CPI tăng 0,48% so tháng trước chủ yếu do tác động của tăng lương cơ sở nhưng không lớn như kỳ vọng.
- Sang tháng 8/2024, chỉ số giá tiêu dùng ổn định so với tháng trước.
- Tháng 9, CPI tăng 0,29% do giá lương thực, thực phẩm tăng cao tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cơn bão số 3, số 4, hoàn lưu bão và một số địa phương thực hiện tăng học phí năm học 2024 - 2025.
Từ đó dẫn đến bình quân 9 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,88% so với cùng kỳ năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 2,69%; cơ bản nằm trong giới hạn cho phép theo Nghị quyết của Quốc hội và kịch bản đề ra.
Trên đây là thông tin về "CPI 9 tháng đầu năm 2024".
CPI 9 tháng đầu năm 2024? CPI ảnh hưởng đến việc điều chỉnh mức lương cơ sở không? (Hình từ Internet)
CPI ảnh hưởng đến việc điều chỉnh mức lương cơ sở không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Mức lương cơ sở
...
3. Đối với các cơ quan, đơn vị đang được áp dụng các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương: Thực hiện bảo lưu phần chênh lệch giữa tiền lương và thu nhập tăng thêm tháng 6 năm 2024 của cán bộ, công chức, viên chức với tiền lương từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 sau khi sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù. Trong thời gian chưa sửa đổi hoặc bãi bỏ các cơ chế này thì thực hiện mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng theo cơ chế đặc thù từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 6 năm 2024 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc). Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung.
4. Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở sau khi báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng hay còn gọi là CPI ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều chỉnh mức lương cơ sở.
Cụ thể Chính phủ sẽ điều chỉnh mức lương cơ sở sau khi báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Mức lương cơ sở hiện nay đang áp dụng cho đối tượng nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP, mức lương cơ sở đang áp dụng hiện nay là 2.340.000 đồng/tháng.
Đối tượng áp dụng mức lương cơ sở trên gồm:
- Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019);
- Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019);
- Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức 2010 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019);
- Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP;
- Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 33/2012/NĐ-CP);
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân;
- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
- Hạ sĩ quan và binh sĩ thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ thuộc Công an nhân dân;
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Có bổ nhiệm công chức lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước từ nguồn nhân sự bên ngoài được không?
- Ủy quyền quyết toán thuế là gì? Ai được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là cán bộ hay công chức?
- Công chức biệt phái, luân chuyển được hưởng chế độ chính sách ra sao?