Công ty dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động bị phạt bao nhiêu tiền?
Công ty dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động có vi phạm pháp luật không?
Trên thực tế, nhiều người lao động đã từng hoặc đang gặp phải tình huống bị công ty phạt tiền hoặc cắt lương mỗi khi mắc lỗi và băn khoăn không biết hình thức xử lý này có đúng pháp luật hay không. Căn cứ theo Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Hình thức xử lý kỷ luật lao động
1. Khiển trách.
2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
3. Cách chức.
4. Sa thải.
Bên cạnh đó, Điều 127 Bộ luật Lao động 2019 cũng có quy định:
Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động
1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
Như vậy, hình thức phạt tiền hoặc cắt lương không nằm trong hình thức xử lý kỷ luật lao động theo quy định pháp luật. Ngoài ra, pháp luật lao động cũng nghiêm cấm người sử dụng lao động phạt tiền, cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động trong việc xử lý kỷ luật người lao động.
Do đó, công ty có hành vi dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động là đang vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.
Công ty dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động bị phạt bao nhiêu tiền?
Công ty dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
...
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín hoặc nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;
c) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không quy định;
d) Áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động;
đ) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây: nghỉ ốm đau; nghỉ điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; đang bị tạm giữ; đang bị tạm giam; đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật Lao động.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
....
d) Buộc người sử dụng lao động trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Như vậy, người sử dụng lao động có hành vi dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu - 40 triệu đồng. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động còn bị buộc phải trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động.
Ngoài ra, đây chỉ là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với doanh nghiệp thuộc khoản 3 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt sẽ gấp 02 và doanh nghiệp cũng phải trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động.
Thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động thuộc về ai?
Tại điểm i khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Nội quy lao động
Nội quy lao động tại Điều 118 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
...
2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động gồm những nội dung chủ yếu sau:
...
i) Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động: người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 18 của Bộ luật Lao động hoặc người được quy định cụ thể trong nội quy lao động.
...
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 3 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 có nội dung như sau:
Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
...
3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
...
Theo đó, thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động thuộc về người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động, cụ thể:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
- Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
- Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
- Người được quy định cụ thể trong nội quy lao động
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?