Người sử dụng lao động được Công đoàn giám sát có quyền và trách nhiệm gì?
Người sử dụng lao động là ai?
Căn cứ tại Điều 4 Luật Công đoàn 2024 quy định:
Giải thích từ ngữ
...
5. Cán bộ công đoàn là công dân Việt Nam được bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm, chỉ định để thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Cán bộ công đoàn bao gồm:
a) Cán bộ công đoàn chuyên trách là người được bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm, chỉ định để đảm nhiệm thường xuyên công việc trong tổ chức Công đoàn;
b) Cán bộ công đoàn không chuyên trách là người được công đoàn các cấp bầu cử hoặc cấp có thẩm quyền của Công đoàn chỉ định vào chức danh từ tổ phó tổ công đoàn trở lên để kiêm nhiệm công việc của tổ chức Công đoàn.
6. Đoàn viên công đoàn là người lao động được kết nạp hoặc công nhận vào Công đoàn Việt Nam theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
7. Người sử dụng lao động là cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, tuyển dụng, sử dụng người lao động và trả lương, tiền công theo quy định của pháp luật.
8. Tranh chấp về quyền công đoàn là tranh chấp phát sinh giữa người lao động, đoàn viên công đoàn, tổ chức Công đoàn với người sử dụng lao động về việc thực hiện quyền công đoàn hoặc giữa tổ chức Công đoàn với tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp về việc có liên quan đến tổ chức, hoạt động công đoàn.
9. Điều lệ Công đoàn Việt Nam là văn bản do Đại hội Công đoàn Việt Nam thông qua, quy định về tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc tổ chức, hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công đoàn Việt Nam; điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập, giải thể và chấm dứt hoạt động công đoàn; quyền, trách nhiệm của tổ chức công đoàn các cấp; quyền, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn; tài chính, tài sản của Công đoàn; nội dung khác liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn. Điều lệ Công đoàn Việt Nam không được trái với quy định của Hiến pháp, pháp luật và quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, người sử dụng lao động là cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, tuyển dụng, sử dụng người lao động và trả lương, tiền công theo quy định của pháp luật.
Người sử dụng lao động được Công đoàn giám sát có quyền và trách nhiệm gì?
Người sử dụng lao động được Công đoàn giám sát có quyền và trách nhiệm gì?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 16 Luật Công đoàn 2024 quy định:
Giám sát của Công đoàn
...
7. Người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát có quyền, trách nhiệm sau đây:
a) Được thông báo trước về nội dung, kế hoạch giám sát;
b) Bố trí thời gian, địa điểm, thành phần làm việc theo yêu cầu của đoàn giám sát;
c) Được trao đổi, làm rõ về các nội dung giám sát thuộc phạm vi trách nhiệm của mình;
d) Được kiến nghị xem xét lại kết quả giám sát, kiến nghị sau giám sát khi cần thiết;
đ) Thực hiện theo yêu cầu, kiến nghị quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 6 Điều này;
e) Thực hiện kiến nghị sau giám sát.
Theo đó, người sử dụng lao động được Công đoàn giám sát có quyền và trách nhiệm sau đây:
- Được thông báo trước về nội dung, kế hoạch giám sát;
- Bố trí thời gian, địa điểm, thành phần làm việc theo yêu cầu của đoàn giám sát;
- Được trao đổi, làm rõ về các nội dung giám sát thuộc phạm vi trách nhiệm của mình;
- Được kiến nghị xem xét lại kết quả giám sát, kiến nghị sau giám sát khi cần thiết;
- Thực hiện theo yêu cầu, kiến nghị quy định sau:
+ Thông báo trước về chương trình, kế hoạch giám sát và yêu cầu người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức có liên quan báo cáo bằng văn bản hoặc cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát;
+ Yêu cầu người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát trao đổi, làm rõ những vấn đề cần thiết qua giám sát;
+ Kiến nghị người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát hoặc người có thẩm quyền xem xét áp dụng các biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước;
+ Kiến nghị xem xét trách nhiệm của người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua giám sát;
- Thực hiện kiến nghị sau giám sát.
Hoạt động chủ trì giám sát của Công đoàn đối với người sử dụng lao động phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 16 Luật Công đoàn 2024 quy định:
Giám sát của Công đoàn
...
4. Hoạt động chủ trì giám sát của Công đoàn đối với người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức có liên quan đến nội dung giám sát được thực hiện theo quy định của Luật này, luật khác có liên quan và bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Khách quan, công khai, minh bạch;
b) Xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động;
c) Không trùng lặp về nội dung, thời gian với hoạt động kiểm tra, thanh tra và hoạt động giám sát khác; không làm cản trở hoạt động bình thường của người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát.
...
Theo đó, hoạt động chủ trì giám sát của Công đoàn đối với người sử dụng lao động phải đảm bảo nguyên tắc sau:
- Khách quan, công khai, minh bạch;
- Xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động;
- Không trùng lặp về nội dung, thời gian với hoạt động kiểm tra, thanh tra và hoạt động giám sát khác; không làm cản trở hoạt động bình thường của người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát.
Lưu ý: Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.
- Year End Party có phải là tiệc tất niên không? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày Year End Party không?
- Nghị quyết 161: Chốt chính sách cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang được thực hiện đồng bộ thế nào?
- Quốc hội thông qua đề xuất tăng mức lương cơ sở trong năm 2025 đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước của Chính phủ trong trường hợp thế nào?
- Thông tư 88 có hiệu lực từ 7/2/2025 hướng dẫn cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang về sử dụng nguồn cải cách cho thu chi ngân sách nhà nước năm 2025 thế nào?
- Mẫu biên bản họp giao ban tháng chi tiết năm 2025 cho tổ chức, doanh nghiệp như thế nào?