Công ty có quyền không cho người lao động nghỉ tái hôn hay không?
Công ty có quyền không cho người lao động nghỉ tái hôn hay không?
Tại khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
...
2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
Như vậy, công ty khi giao kết hợp đồng lao động với người lao động phải có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thực hiện quy định của pháp luật về lao động và các quy định khác được nêu trên.
Pháp luật cũng đã quy định về số ngày mà người lao động được phép hưởng khi kết hôn (kể cả trường hợp tái hôn). Do đó công ty phải có nghĩa vụ tuân thủ theo quy định của pháp luật là cho phép người lao động nghỉ tái hôn.
Công ty có quyền không cho người lao động nghỉ tái hôn hay không? (Hình từ Internet)
Người lao động nghỉ tái hôn có được trả lương hay không?
Tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, người lao động nghỉ tái hôn sẽ được hưởng nguyên lương trong 03 ngày khi thông báo cho người sử dụng lao động. Ngoài thời hạn này người lao động có thể thỏa thuận với công ty việc sử dụng ngày phép năm để nghỉ thêm hoặc nghỉ không hưởng lương.
Nghỉ tái hôn trùng vào ngày lễ thì người lao động có được nghỉ bù hay không?
Tại khoản 3 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
...
Đồng thời, tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Nghỉ hằng tuần
...
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Hiện nay, pháp luật lao động không quy định rõ 03 ngày mà người lao động được nghỉ tái hôn là ngày làm việc hay ngày thông thường mà chỉ đề cập rằng thời gian nghỉ này được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm.
Đối trường hợp nghỉ tái hôn trùng vào ngày lễ, hiện chưa có quy định hướng dẫn đề cập đến việc người lao động có được nghỉ bù hay không.
Bộ luật Lao động 2019 mới chỉ ghi nhận trường hợp được nghỉ bù duy nhất là khi ngày nghỉ lễ nếu trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp.
Do đó, có thể, nếu không có thỏa thuận nào khác với người sử dụng lao động thì khi ngày tái hôn trùng với ngày lễ thì người lao động cũng không được nghỉ bù.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?