Công ty chấm dứt hợp đồng vì lý do nuôi con dưới 12 tháng tuổi có được hay không?
Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi có phải làm thêm giờ không?
Tại khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Bảo vệ thai sản
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
...
Theo đó, người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do nuôi con dưới 12 tháng tuổi hay không? (Hình từ Internet)
Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do nuôi con dưới 12 tháng tuổi hay không?
Tại khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 có quy đinh như sau:
Bảo vệ thai sản
...
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.
4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Theo quy định, người sử dụng lao động không được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vì lý do nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi có được phép làm việc vào khoảng thời gian được về sớm 1 tiếng không?
Tại khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Bảo vệ thai sản
...
2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
...
Pháp luật cho phép lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi đang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày.
Tuy nhiên cũng không quy định nào cấm người lao động làm thêm trong thời gian 01 tiếng nghỉ kia.
Tại khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Làm thêm giờ
...
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
...
Như vậy, nếu đảm bảo các điều kiện về làm thêm giờ thì lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi được phép làm việc vào khoảng thời gian được về sớm 1 tiếng, cụ thể:
- Có sự đồng ý của người lao động.
- Bảo đảm số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; không quá 40 giờ/tháng; không quá 200 giờ/năm, trừ trường hợp đặc biệt.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?