Công đoàn có được đại diện cho người lao động tham gia tố tụng không?
Công đoàn có được đại diện cho người lao động tham gia tố tụng không?
Căn cứ Điều 10 Luật Công đoàn 2012 quy định như sau:
Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động
1. Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động.
2. Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể.
3. Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động.
4. Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
5. Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động.
6. Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.
7. Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm.
8. Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền.
9. Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động.
10. Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Căn cứ Điều 11 Nghị định 43/2013/NĐ-CP hướng dẫn như sau:
Quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện cho tập thể người lao động và người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp
Công đoàn cơ sở tại đơn vị sử dụng lao động có quyền, trách nhiệm sau đây:
1. Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong các vụ án lao động, hành chính, phá sản theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động;
2. Đại diện cho người lao động tham gia tố tụng nếu được người lao động ủy quyền để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong các vụ án lao động, hành chính, phá sản theo quy định của pháp luật.
Theo đó, công đoàn cơ sở tại đơn vị sử dụng lao động được đại diện người lao động tham gia tố tụng nếu được người lao động ủy quyền để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong các vụ án lao động, hành chính, phá sản theo quy định của pháp luật.
Công đoàn có được đại diện cho người lao động tham gia tố tụng không? (Hình từ Internet)
Người lao động có phải đóng đoàn phí công đoàn không?
Căn cứ khoản 1 Điều 170 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.
...
Như vậy người lao động có quyền gia nhập công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn 2012.
Căn cứ Điều 26 Luật Công đoàn 2012 quy định về tài chính công đoàn, cụ thể như sau:
Tài chính công đoàn
Tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:
1. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
2. Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;
3. Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ;
4. Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Theo đó đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Người lao động không tham gia công đoàn thì không trở thành đoàn viên công đoàn, do đó sẽ không phải đóng đoàn phí công đoàn.
Như vậy, người lao động chỉ đóng đoàn phí công đoàn khi gia nhập công đoàn.
Khi nào đoàn viên công đoàn được miễn đóng đoàn phí công đoàn?
Căn cứ khoản 6 Điều 23 Quy định về quản lý tài chỉnh, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn Ban hành kèm theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 quy định như sau:
Đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí
...
6. Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.
Theo đó, đoàn viên không phải đóng đoàn phí công đoàn khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên: Được miễn đóng đoàn phí trong thời gian hưởng trợ cấp này.
- Đoàn viên công đoàn không có việc làm: Được miễn đóng đoàn phí trong thời gian không có việc làm.
- Đoàn viên công đoàn không có thu nhập: Được miễn đóng đoàn phí trong thời gian không có thu nhập.
- Đoàn viên công đoàn nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương: Được miễn đóng đoàn phí trong thời gian nghỉ không lương.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?