Công chức lãnh đạo có được xem xét bổ nhiệm lại khi đơn vị có nhu cầu về vị trí việc làm lãnh đạo?
- Công chức lãnh đạo có được xem xét bổ nhiệm lại khi đơn vị có nhu cầu về vị trí việc làm lãnh đạo?
- Việc bổ nhiệm lại thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đối với công chức chưa được thực hiện trong trường hợp nào?
- Khi hết thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo mà chưa có quyết định bổ nhiệm lại thì công chức có được tiếp tục thực hiện nhiệm vụ hiện đang giữ không?
Công chức lãnh đạo có được xem xét bổ nhiệm lại khi đơn vị có nhu cầu về vị trí việc làm lãnh đạo?
Tại Điều 50 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định:
Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại
1. Hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
2. Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tại thời điểm bổ nhiệm lại.
3. Cơ quan, tổ chức có nhu cầu về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý.
4. Đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
5. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc đơn vị có nhu cầu về vị trí việc làm lãnh đạo là điều kiện cần để công chức lãnh đạo được xem xét bổ nhiệm lại vị trí lãnh đạo.
Ngoài ra, để được được xem xét bổ nhiệm lại vị trí lãnh đạo, công chức lãnh đạo cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
- Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tại thời điểm bổ nhiệm lại.
- Đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
- Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
Công chức lãnh đạo có được xem xét bổ nhiệm lại khi đơn vị có nhu cầu về vị trí việc làm lãnh đạo? (Hình từ Internet)
Việc bổ nhiệm lại thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đối với công chức chưa được thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 49 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp chưa thực hiện quy trình bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, cụ thể như sau:
Thời điểm, thời hạn và nguyên tắc thực hiện bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
...
5. Các trường hợp chưa thực hiện quy trình bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
a) Công chức lãnh đạo, quản lý đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử;
b) Công chức lãnh đạo, quản lý đang trong thời gian được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cử đi học tập, công tác ở nước ngoài từ 03 tháng trở lên;
c) Công chức lãnh đạo, quản lý đang trong thời gian điều trị nội trú từ 03 tháng trở lên tại các cơ sở y tế hoặc đang trong thời gian nghỉ chế độ thai sản.
Như vậy có 03 trường hợp công chức lãnh đạo chưa được thực hiện bổ nhiệm lại như sau:
- Công chức lãnh đạo đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử;
- Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cử đi học tập, công tác ở nước ngoài từ 03 tháng trở lên;
- Điều trị nội trú từ 03 tháng trở lên tại các cơ sở y tế hoặc đang trong thời gian nghỉ chế độ thai sản.
Đây cũng là một trong những điểm mới nổi bật được ghi nhận tại Nghị định 138/2020/NĐ-CP. Theo đó Nghị định 138/2020/NĐ-CP kế thừa quy định cũ tại Nghị định 24/2010/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/05/2010 - 01/12/2020) và Quyết định 27/2003/QĐ-TTg (có hiệu lực từ 30/03/2003 - 01/12/2020) về bổ nhiệm lại công chức, tuy nhiên bổ sung thêm quy định các trường hợp chưa thực hiện quy trình bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Khi hết thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo mà chưa có quyết định bổ nhiệm lại thì công chức có được tiếp tục thực hiện nhiệm vụ hiện đang giữ không?
Tại khoản 4 Điều 49 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định:
Thời điểm, thời hạn và nguyên tắc thực hiện bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
1. Công chức lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải tiến hành quy trình xem xét bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Trường hợp chưa thực hiện quy trình bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo quy định tại khoản 5 Điều này thì cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phải có văn bản thông báo để cơ quan, tổ chức và công chức biết.
...
3. Quyết định bổ nhiệm lại hoặc quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải được ban hành trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm ít nhất 01 ngày làm việc.
4. Trường hợp công chức lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm mà chưa có quyết định bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của cấp có thẩm quyền thì không được thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của chức vụ lãnh đạo, quản lý hiện giữ. Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của chức vụ lãnh đạo, quản lý đó do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định.
...
Như vậy, trường hợp công chức quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm mà chưa có quyết định bổ nhiệm lại của cấp có thẩm quyền thì không được thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của chức vụ quản lý hiện giữ.
Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của chức vụ quản lý đó do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Có bổ nhiệm công chức lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước từ nguồn nhân sự bên ngoài được không?
- Ủy quyền quyết toán thuế là gì? Ai được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là cán bộ hay công chức?
- Công chức biệt phái, luân chuyển được hưởng chế độ chính sách ra sao?