Có bổ nhiệm công chức lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước từ nguồn nhân sự bên ngoài được không?
- Có bổ nhiệm công chức lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước từ nguồn nhân sự bên ngoài được không?
- Công chức lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước phải đáp ứng những điều kiện gì về tiêu chuẩn tư tưởng chính trị?
- Công chức lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước phải có bằng cấp gì về lý luận chính trị?
Có bổ nhiệm công chức lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước từ nguồn nhân sự bên ngoài được không?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định:
Về sức khỏe, độ tuổi, kinh nghiệm công tác
...
3. Có thành tích, kết quả và sản phẩm cụ thể trong quá trình công tác; trường hợp bổ nhiệm nhân sự từ nguồn bên ngoài thì thành tích, kết quả, sản phẩm cụ thể phải bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn chức vụ, chức danh dự kiến bổ nhiệm.
4. Có kinh nghiệm thực tiễn, thời gian công tác phù hợp:
...
b) Trường hợp bổ nhiệm nhân sự từ nguồn bên ngoài
Trường hợp cơ quan, tổ chức đang công tác không có đơn vị cấu thành: Bảo đảm thời gian công tác liên tục trong ngành, lĩnh vực tương ứng với từng chức vụ, chức danh cụ thể theo quy định;
Trường hợp cơ quan, tổ chức đang công tác có đơn vị cấu thành và dự kiến bổ nhiệm tại cơ quan, tổ chức không có đơn vị cấu thành: Bảo đảm thời gian giữ chức vụ, chức danh tương đương liền kề với chức vụ, chức danh dự kiến bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này;
Trường hợp cơ quan, tổ chức đang công tác có đơn vị cấu thành và dự kiến bổ nhiệm tại cơ quan, tổ chức có đơn vị cấu thành: Bảo đảm thời gian giữ chức vụ, chức danh tương đương liền kề với chức vụ, chức danh dự kiến bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này hoặc bảo đảm thời gian công tác liên tục trong ngành, lĩnh vực tương ứng với từng chức vụ, chức danh cụ thể theo quy định;
...
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 9 Nghị định 29/2024/NĐ-CP cũng có quy định:
Một số trường hợp đặc thù áp dụng tiêu chuẩn chức danh khi bổ nhiệm
1. Trường hợp bổ nhiệm nhân sự từ nguồn bên ngoài thì không nhất thiết phải bảo đảm tiêu chuẩn đã kinh qua vị trí chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý ở vị trí cấp dưới trực tiếp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến bổ nhiệm.
...
Căn cứ theo các quy định trên, việc bổ nhiệm công chức lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước từ nguồn nhân sự bên ngoài là việc hoàn toàn có thể thực hiện được, nhưng phải tuân thủ các tiêu chí và điều kiện cụ thể được quy định trong Nghị định 29/2024/NĐ-CP.
Dưới đây là một số điểm quan trọng cần lưu ý khi bổ nhiệm công chức lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước từ nguồn nhân sự bên ngoài:
(1) Tiêu chí bổ nhiệm
- Nhân sự được bổ nhiệm cần đảm bảo sức khỏe và độ tuổi phù hợp với yêu cầu của chức vụ.
- Cần có kinh nghiệm thực tiễn và thời gian công tác liên tục trong ngành, lĩnh vực tương ứng.
(2) Thành tích và kết quả
- Nhân sự từ nguồn bên ngoài phải có thành tích, kết quả và sản phẩm cụ thể trong quá trình công tác, phù hợp với tiêu chuẩn chức vụ dự kiến bổ nhiệm.
(3) Các trường hợp bổ nhiệm
- Bổ nhiệm từ cơ quan không có đơn vị cấu thành: Cần đảm bảo thời gian công tác liên tục trong ngành, lĩnh vực tương ứng.
- Bổ nhiệm từ cơ quan có đơn vị cấu thành: Có thể bổ nhiệm nếu nhân sự đáp ứng các yêu cầu về thời gian giữ chức vụ tương đương hoặc thời gian công tác liên tục.
(4) Trường hợp đặc thù
Nhân sự từ nguồn bên ngoài không nhất thiết phải có kinh nghiệm ở vị trí lãnh đạo, quản lý ở cấp dưới trực tiếp tại cơ quan, tổ chức dự kiến bổ nhiệm.
Có bổ nhiệm công chức lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước từ nguồn nhân sự bên ngoài được không? (Hình từ Internet)
Công chức lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước phải đáp ứng những điều kiện gì về tiêu chuẩn tư tưởng chính trị?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 29/2024/NĐ-CP, công chức lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước phải đáp ứng những tiêu chuẩn về chính trị tư tưởng như sau:
- Trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng về độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng.
- Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên quyết đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật.
- Có tinh thần yêu nước, đặt lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
- Chấp hành sự phân công của cơ quan, tổ chức; tuân thủ kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc, quy định của Đảng và pháp luật.
Công chức lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước phải có bằng cấp gì về lý luận chính trị?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 29/2024/NĐ-CP, công chức lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước cần có các bằng cấp về lý luận chính trị sau đây:
- Đối với các chức vụ, chức danh tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1; điểm a, điểm b và điểm c khoản 2; điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định 29/2024/NĐ-CP:
>> Có bằng tốt nghiệp cử nhân chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền.
- Đối với các chức vụ, chức danh còn lại tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và các chức vụ, chức danh tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 29/2024/NĐ-CP:
>> Có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ trung cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Toàn bộ đối tượng áp dụng chế độ sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp theo Nghị định 178 gồm những ai?
- Mẫu định mức lao động trong công ty chuẩn 2025 là mẫu nào?
- Trợ cấp thôi việc cho công chức bao nhiêu tháng lương?
- Chiến sĩ Dân quân tự vệ được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mấy lần?