Công chức lãnh đạo phải đạt các tiêu chuẩn về trình độ như thế nào?
Công chức lãnh đạo phải đạt các tiêu chuẩn về trình độ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định, công chức lãnh đạo, quản lý phải đạt các tiêu chuẩn về trình độ như tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước,...cụ thể như sau:
(1) Trình độ học vấn
Tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác theo quy định của cấp có thẩm quyền.
(2) Trình độ lý luận chính trị:
- Đối với các chức vụ, chức danh tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1; điểm a, điểm b và điểm c khoản 2; điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định 29/2024/NĐ-CP:
>> Có bằng tốt nghiệp cử nhân chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền
- Đối với các chức vụ, chức danh còn lại tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và các chức vụ, chức danh tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 29/2024/NĐ-CP:
>> Có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ trung cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền
(3) Trình độ quản lý nhà nước:
- Đối với các chức vụ, chức danh tại điểm a và điểm b khoản 1; điểm a, điểm b và điểm c khoản 2; điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định 29/2024/NĐ-CP:
>> Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương
- Đối với các chức vụ, chức danh tại điểm c và điểm d khoản 1; điểm d khoản 2; điểm b khoản 3 Điều 2 Nghị định 29/2024/NĐ-CP:
>> Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở lên.
- Đối với các chức vụ, chức danh còn lại tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và các chức vụ, chức danh tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 29/2024/NĐ-CP:
>> Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương trở lên.
(4) Trình độ ngoại ngữ:
- Có trình độ ngoại ngữ phù hợp với vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý theo quy định của bộ, ngành, địa phương nơi công tác;
- Sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với trường hợp vị trí việc làm liên quan trực tiếp đến người dân tộc thiểu số hoặc vị trí việc làm công tác tại vùng dân tộc thiểu số.
Công chức lãnh đạo phải đạt các tiêu chuẩn về trình độ như thế nào?
Thứ trưởng có phải là công chức lãnh đạo không? Và phải đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Theo đó, Thứ trưởng là một chức danh thuộc công chức lãnh đạo và là cấp phó của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Thứ trưởng giúp Bộ trưởng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý một hoặc một số ngành, lĩnh vực, chuyên ngành công tác theo phân công của Bộ trưởng.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 29/2024/NĐ-CP, ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn chung được quy định tại Mục 1 Chương 2 Nghị định 29/2024/NĐ-CP thì Thứ trưởng phải đáp ứng thêm các tiêu chuẩn sau đây:
- Có quan điểm khách quan, toàn diện, biện chứng, lịch sử; am hiểu sâu sắc về pháp luật, quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực quản lý và thông lệ quốc tế;
- Có năng lực:
+ Tham mưu hoạch định những vấn đề chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực;
+ Chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, chương trình, kế hoạch công tác nhiệm kỳ và hằng năm của ngành, lĩnh vực;
+ Chỉ đạo hoặc trực tiếp giải quyết những vấn đề khó, phức tạp thuộc ngành, lĩnh vực;
+ Chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính, chế độ công vụ, công chức;
+ Chỉ đạo thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật;
+ Chỉ đạo giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân thuộc thẩm quyền;
+ Triển khai phối hợp giữa các bộ, ngành và giữa trung ương với địa phương để thực hiện đồng bộ, thống nhất, hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật.
- Đang giữ chức vụ:
+ Tổng cục trưởng và tương đương;
+ Phó Tổng cục trưởng và tương đương (đã kinh qua chức vụ Vụ trưởng và tương đương thuộc Bộ);
+ Vụ trưởng và tương đương thuộc Bộ;
+ Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc chức vụ, chức danh tương đương trở lên theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Công chức lãnh đạo sau khi từ chức nếu có nguyện vọng công tác thì có được bố trí không?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 65 Nghị định 138/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 42 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP quy định:
Từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý
...
7. Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi từ chức nếu có nguyện vọng công tác thì cấp có thẩm quyền căn cứ vào năng lực, đạo đức, kinh nghiệm để xem xét bố trí công tác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Như vậy, công chức lãnh đạo sau khi từ chức nếu có nguyện vọng công tác thì cấp có thẩm quyền căn cứ vào năng lực, đạo đức, kinh nghiệm để xem xét bố trí công tác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?