Công chức không hoàn thành nhiệm vụ hằng năm có được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung hay không?
Điều kiện để công chức được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung là gì?
Mục II Thông tư 04/2005/TT-BNV sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 03/2021/TT-BNV quy định:
Nếu đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, trong chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (gọi chung là chức danh) hiện giữ thì được xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung như sau:
* Điều kiện về thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh hiện giữ:
- Thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh hiện giữ để xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được quy định như sau:
+ Công chức đã có 3 năm (đủ 36 tháng) xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức từ loại A0 đến loại A3 của bảng 2, bảng 3 quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP và trong chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11.
+ Công chức đã có 2 năm (đủ 24 tháng) xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức loại B và loại C của bảng 2, bảng 3 và ngạch nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng 4 quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
- Các trường hợp được tính và không được tính vào thời gian để xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được xác định như các trường hợp được tính và không được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Thông tư 08/2013/TT-BNV.
* Tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung
Tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện như hai tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Thông tư 08/2013/TT-BNV trong suốt thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh hiện giữ hoặc trong thời gian của năm xét hưởng thêm phụ cấp thâm niên vượt khung.
Công chức không hoàn thành nhiệm vụ hằng năm có được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung hay không? (Hình từ Internet)
Công chức không hoàn thành nhiệm vụ hằng năm có được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung hay không?
Theo điểm 1.3 Mục III Thông tư 04/2005/TT-BNV được sửa đổi bởi khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Thông tư 03/2021/TT-BNV, Công chức nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì thời gian để xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bị kéo dài được xác định như các trường hợp kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên, cụ thể:
- Kéo dài 12 tháng đối với các trường hợp:
+ Công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức;
- Kéo dài 06 tháng đối với các trường hợp:
+ Công chức bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo;
+ Công chức được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm; trường hợp trong thời gian giữ bậc có 02 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 06 tháng.
- Kéo dài 03 tháng đối với viên chức bị kỷ luật khiển trách.
Trường hợp vừa bị đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được giao vừa bị kỷ luật thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên là tổng các thời gian bị kéo dài quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
- Trường hợp bị đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ do bị kỷ luật (cùng một hành vi vi phạm) thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên tính theo hình thức kỷ luật tương ứng quy định tại điểm a, b, c khoản này.
- Trường hợp công chức là đảng viên bị kỷ luật Đảng: nếu đã có quyết định kỷ luật về hành chính thì thực hiện kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên theo hình thức xử lý kỷ luật hành chính; nếu không có quyết định kỷ luật về hành chính thì thực hiện kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên theo hình thức xử lý kỷ luật Đảng tương ứng với các hình thức xử lý ký luật hành chính quy định tại khoản này
Tiêu chí đánh giá công chức không hoàn thành nhiệm vụ là gì?
Theo Điều 11 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định tiêu chí xếp loại chất lượng công chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ
- Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không hoàn thành nhiệm vụ khi:
+ Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền;
+ Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả;
+ Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không hoàn thành nhiệm vụ khi:
+ Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền;
+ Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả;
+ Cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành dưới 50% các chỉ tiêu, nhiệm vụ;
+ Cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp liên quan đến tham ô, tham nhũng, lãng phí và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
+ Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?