Công chức được giữ chức vụ lãnh đạo tối đa trong mấy nhiệm kỳ?

Cho tôi hỏi công chức được giữ chức vụ lãnh đạo tối đa trong mấy nhiệm kỳ? Hồ sơ nhân sự bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo bao gồm những gì? Câu hỏi của anh N.H (Nghệ An).

Công chức được giữ chức vụ lãnh đạo tối đa trong mấy nhiệm kỳ?

Tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Thời hạn giữ chức vụ
1. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực, trừ trường hợp thời hạn dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được quá hai nhiệm kỳ liên tiếp được thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật chuyên ngành.

Theo đó, thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo đối với công chức không được quá hai nhiệm kỳ liên tiếp được thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật chuyên ngành.

Công chức được giữ chức vụ lãnh đạo tối đa trong mấy nhiệm kỳ?

Công chức được giữ chức vụ lãnh đạo tối đa trong mấy nhiệm kỳ? (Hình từ Internet)

Hồ sơ nhân sự bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo bao gồm những gì?

Tại Điều 48 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Hồ sơ bổ nhiệm
Hồ sơ nhân sự bổ nhiệm phải được kê khai trung thực, chính xác, đầy đủ nội dung nêu tại các mục và phải được cấp có thẩm quyền xác nhận hoặc chứng thực theo quy định, bao gồm:
1. Tờ trình về việc bổ nhiệm do người đứng đầu cơ quan, tổ chức ký (đối với trường hợp trình cấp trên có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm); hoặc do người đứng đầu cơ quan phụ trách về công tác tổ chức cán bộ ký (đối với trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định);
2. Bản tổng hợp kết quả kiểm phiếu kèm theo biên bản kiểm phiếu ở các bước trong quy trình bổ nhiệm;
3. Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo mẫu quy định, được cơ quan trực tiếp quản lý xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4x6, chụp trong thời gian không quá 06 tháng;
4. Bản tự kiểm điểm 3 năm công tác gần nhất;
5. Nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức về phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ, về năng lực công tác, kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong 3 năm gần nhất;
6. Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình. Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú;
7. Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị;
8. Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định;
9. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh bổ nhiệm. Trường hợp nhân sự có bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định;
10. Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng.

Theo đó, hồ sơ nhân sự bổ nhiệm phải được kê khai trung thực, chính xác, đầy đủ, phải được cấp có thẩm quyền xác nhận hoặc chứng thực theo quy định bao gồm những giấy tờ được nêu cụ thể như trên.

Công chức lãnh đạo từ chức trong trường hợp nào?

Tại Điều 54 Luật Cán bộ, công chức 2008, được hướng dẫn bởi Mục 6 Chương III Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý, cụ thể như sau:

Từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý
1. Việc xem xét từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Tự nguyện thôi giữ chức vụ để chuyển giao vị trí lãnh đạo;
b) Do tự nhận thấy không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vị trí công tác không phù hợp;
c) Vì các lý do chính đáng khác của công chức.
2. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được từ chức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; nếu từ chức ngay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của Đảng và Nhà nước;
b) Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của Đảng và pháp luật.
3. Quy trình xem xét cho từ chức:
a) Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận đơn đề nghị từ chức của công chức, cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công chức đang công tác phải trao đổi với công chức có đơn đề nghị từ chức. Trường hợp công chức rút đơn thì dừng việc xem xét; trường hợp công chức không rút đơn thì cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ xem xét, đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
b) Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ có văn bản đề xuất, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định để công chức từ chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định.
4. Khi đơn từ chức chưa được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đồng ý thì công chức có đơn từ chức vẫn phải tiếp tục thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Theo đó, công chức lãnh đạo từ chức khi:

- Tự nguyện thôi giữ chức vụ để chuyển giao vị trí lãnh đạo;

- Do tự nhận thấy không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vị trí công tác không phù hợp;

- Vì các lý do chính đáng khác của công chức.

Công chức lãnh đạo không được từ chức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; nếu từ chức ngay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của Đảng và Nhà nước;

- Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của Đảng và pháp luật.

Công chức lãnh đạo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Tuổi bổ nhiệm đối với CCVC của đơn vị thuộc Bộ GDĐT được đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn như thế nào?
Lao động tiền lương
Công chức lãnh đạo, quản lý phải được xem xét bổ nhiệm lại khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm đúng không?
Lao động tiền lương
Hồ sơ bổ nhiệm công chức lãnh đạo Bộ Y tế gồm những gì?
Lao động tiền lương
Trưởng phòng và tương đương thuộc Bộ cần đáp ứng những tiêu chuẩn chung nào?
Lao động tiền lương
Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Sở phải có bằng tốt nghiệp gì?
Lao động tiền lương
Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Sở là ai?
Lao động tiền lương
Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Cục thuộc Tổng cục cần đáp ứng về thời gian công tác thế nào?
Lao động tiền lương
Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Cục thuộc Tổng cục là ai?
Lao động tiền lương
Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc huyện cần đáp ứng tiêu chuẩn chung thế nào?
Lao động tiền lương
Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Cục thuộc Bộ phải đáp ứng về thời gian giữ chức vụ ra sao?
Đi đến trang Tìm kiếm - Công chức lãnh đạo
2,805 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công chức lãnh đạo
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào