Công chức bị tạm đình chỉ công tác được hưởng lương trong trường hợp nào?
- Công chức bị tạm đình chỉ công tác được hưởng lương trong trường hợp nào?
- Tạm đình chỉ có phải là hình thức kỷ luật đối với công chức không?
- Chế độ đối với công chức bị tạm đình chỉ công tác mà chưa bị xử lý kỷ luật như thế nào?
- Bộ Nội vụ có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công chức?
Công chức bị tạm đình chỉ công tác được hưởng lương trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 81 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định như sau:
Tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, nếu để cán bộ, công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý. Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 15 ngày; nếu cán bộ, công chức bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử thì thời gian tạm giữ, tạm giam được tính là thời gian nghỉ việc có lý do; hết thời hạn tạm đình chỉ công tác nếu cán bộ, công chức không bị xử lý kỷ luật thì được tiếp tục bố trí làm việc ở vị trí cũ.
2. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, cán bộ, công chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.
Như vây, công chức bị tạm đình chỉ công tác được hưởng lương trong trường hợp tạm đình chỉ công tác công chức để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Công chức bị tạm đình chỉ công tác được hưởng lương trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Tạm đình chỉ có phải là hình thức kỷ luật đối với công chức không?
Căn cứ theo Điều 79 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định như sau:
Các hình thức kỷ luật đối với công chức
1. Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.
2. Hình thức giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; hình thức hạ bậc lương chỉ áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
3. Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, hình thức kỷ luật đối với công chức gồm: Khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; giáng chức; cách chức; buộc thôi việc.
Như vậy, tạm đình chỉ không phải là hình thức kỷ luật đối với công chức.
Chế độ đối với công chức bị tạm đình chỉ công tác mà chưa bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 20 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP, Chế độ đối với công chức bị tạm đình chỉ công tác mà chưa bị xử lý kỷ luật như sau:
- Trong thời gian tạm đình chỉ công tác mà chưa bị xem xét xử lý kỷ luật thì được hưởng 50% của mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).
- Trường hợp công chức không bị xử lý kỷ luật thì được truy lĩnh 50% còn lại quy định tại khoản 1 Điều Điều 41 Nghị định 112/2020/NĐ-CP.
- Trường hợp công chức bị xử lý kỷ luật hoặc bị Tòa án tuyên là có tội thì không được truy lĩnh 50% còn lại quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 112/2020/NĐ-CP.
Bộ Nội vụ có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công chức?
Theo quy định tại Điều 72 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, Bộ Nội vụ có nhiệm vụ và quyền hạn trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công chức như sau:
- Xây dựng dự án luật, pháp lệnh về công chức để Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Xây dựng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định về chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chương trình phát triển đội ngũ công chức; phân công, phân cấp quản lý công chức và biên chế công chức; vị trí việc làm và cơ cấu công chức; chiến lược, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức; chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ khác đối với công chức; chính sách đối với người có tài năng; tiêu chuẩn chức danh và tuyển chọn công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính nhà nước; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về chức danh, tiêu chuẩn ngạch công chức, cơ cấu ngạch công chức; ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy chế thi tuyển công chức, xét tuyển công chức, quy chế tổ chức thi nâng ngạch công chức, nội quy thi tuyển công chức, xét tuyển công chức, thi nâng ngạch công chức, đánh giá công chức, chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh công chức lãnh đạo, quản lý.
- Quy định về lập hồ sơ, quản lý hồ sơ; số hiệu công chức; mã số các cơ quan hành chính nhà nước; thẻ công chức.
- Quản lý về số lượng và cơ cấu ngạch công chức.
- Có ý kiến với cơ quan quản lý công chức việc bổ nhiệm ngạch, xếp lương đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương.
- Hướng dẫn và tổ chức thống kê đội ngũ công chức trong cả nước; xây dựng và quản lý dữ liệu quốc gia về đội ngũ công chức.
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ báo cáo về công tác quản lý công chức.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về công chức.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức theo phân cấp và theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?