Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt?
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt?
Căn cứ theo Điều 29 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT quy định như sau:
Cơ quan cấp giấy phép lái tàu
1. Cục Đường sắt Việt Nam tổ chức sát hạch, cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng, trừ quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đường sắt chuyên dùng, đường sắt đô thị quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức sát hạch, cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng theo quy định tại Thông tư này.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt gồm
- Cục Đường sắt Việt Nam: cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
- Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh: cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt?
Điều kiện để được cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt là gì?
Căn cứ theo Điều 36 Luật Đường sắt 2017 quy định như sau:
Giấy phép lái tàu
1. Giấy phép lái tàu được cấp cho người trực tiếp lái phương tiện giao thông đường sắt theo quy định của Luật này.
2. Người được cấp giấy phép lái tàu chỉ được lái loại phương tiện giao thông đường sắt đã quy định trong giấy phép lái tàu.
3. Người được cấp giấy phép lái tàu phải có các điều kiện sau đây:
a) Có độ tuổi từ đủ 23 tuổi đến 55 tuổi đối với nam, từ đủ 23 tuổi đến 50 tuổi đối với nữ; có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe;
b) Có bằng hoặc chứng chỉ chuyên ngành lái phương tiện giao thông đường sắt do cơ sở đào tạo cấp;
c) Có thời gian làm phụ lái tàu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
d) Đã qua kỳ sát hạch đối với loại phương tiện giao thông đường sắt quy định trong giấy phép lái tàu.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu.
Theo đó, người được cấp giấy phép lái tàu phải có các điều kiện sau đây:
- Có độ tuổi từ đủ 23 tuổi đến 55 tuổi đối với nam, từ đủ 23 tuổi đến 50 tuổi đối với nữ;
- Có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe;
- Có bằng hoặc chứng chỉ chuyên ngành lái phương tiện giao thông đường sắt do cơ sở đào tạo cấp;
- Có thời gian làm phụ lái tàu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
- Đã qua kỳ sát hạch đối với loại phương tiện giao thông đường sắt quy định trong giấy phép lái tàu.
Giấy phép lái tàu trên đường sắt có thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo Điều 27 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT quy định như sau:
Giấy phép lái tàu
1. Giấy phép lái tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng bao gồm các loại sau:
a) Giấy phép lái đầu máy diesel (dùng cho cả lái toa xe động lực diesel);
b) Giấy phép lái đầu máy điện (dùng cho cả lái toa xe động lực chạy điện);
c) Giấy phép lái đầu máy hơi nước;
d) Giấy phép lái phương tiện chuyên dùng.
2. Giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị bao gồm:
a) Giấy phép lái tàu điện (dùng cho cả lái đầu máy điện);
b) Giấy phép lái đầu máy diesel;
c) Giấy phép lái phương tiện chuyên dùng;
d) Giấy phép lái tàu nêu tại điểm a, điểm b, điểm c Khoản này cấp cho lái tàu là người nước ngoài.
3. Giấy phép lái tàu có thời hạn là 10 năm kể từ ngày cấp. Mẫu giấy phép lái tàu được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Sử dụng giấy phép lái tàu
a) Nhân viên lái tàu chỉ được lái loại phương tiện giao thông đường sắt đã quy định trong giấy phép lái tàu và phải mang theo giấy phép khi lái tàu;
b) Nhân viên lái tàu trên đường sắt quốc gia được phép lái phương tiện tương ứng trên đường sắt chuyên dùng. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng có trách nhiệm thực hiện việc đào tạo, kiểm tra nghiệp vụ đối với những lái tàu này
c) Nhân viên lái tàu không lái tàu theo giấy phép từ 12 tháng trở lên thì giấy phép đó không còn giá trị, nếu muốn đảm nhiệm lại chức danh này thì phải thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 30, Điều 32 Thông tư này.
Theo đó, giấy phép lái tàu trên đường sắt có thời hạn là 10 năm kể từ ngày cấp.
Mẫu đơn đề nghị sát hạch cấp giấy phép lái tàu trên các tuyến đường sắt là mẫu nào?
Mẫu đơn đề nghị sát hạch cấp giấy phép lái tàu trên các tuyến đường sắt được quy tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 15/2023/TT-BGTVT, cụ thể như sau:
Tải Mẫu đơn đề nghị sát hạch cấp giấy phép lái tàu: TẠI ĐÂY
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Toàn bộ đối tượng áp dụng chế độ sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp theo Nghị định 178 gồm những ai?
- Mẫu định mức lao động trong công ty chuẩn 2025 là mẫu nào?
- Trợ cấp thôi việc cho công chức bao nhiêu tháng lương?
- Chiến sĩ Dân quân tự vệ được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mấy lần?