Chủ Đề Văn Bản

Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Chủ đề văn bản

Tổng hợp văn bản hướng dẫn về phương tiện giao thông đường sắt

Phương tiện giao thông đường sắt là đầu máy, toa xe, phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt. Dưới đây là danh sách văn bản hướng dẫn về hoạt động của phương tiện giao thông đường sắt.

1. Đăng ký phương tiện giao thông đường sắt

Căn cứ theo Điều 31 Luật Đường sắt năm 2017 quy định phương tiện giao thông đường sắt khi đáp ứng các yêu cầu sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt:

- Có nguồn gốc hợp pháp;

- Đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Phương tiện giao thông đường sắt khi thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi các thông số kỹ thuật chủ yếu thì chủ phương tiện phải làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt.

Khi chuyển quyền sở hữu, chủ sở hữu mới của phương tiện giao thông đường sắt phải làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt theo tên chủ sở hữu mới.

Chủ sở hữu phương tiện giao thông đường sắt phải khai báo và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt để xóa đăng ký trong các trường hợp sau đây:

- Phương tiện giao thông đường sắt không còn sử dụng cho giao thông đường sắt;

- Phương tiện giao thông đường sắt bị mất tích, bị phá huỷ.

Tổng hợp văn bản hướng dẫn về phương tiện giao thông đường sắt (Hình từ Internet)

2. Niên hạn sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt

Điều 18 Nghị định 65/2018/NĐ-CP (được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 01/2022/NĐ-CP) thì niên hạn sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt được xác định như sau:

- Đối với đầu máy, toa xe chở khách chạy trên chính tuyến của đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng, đường sắt đô thị: Không quá 40 năm.

- Đối với toa xe chở hàng chạy trên đường sắt chính tuyến của đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng: Không quá 45 năm.

- Không áp dụng quy định về niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 18 Nghị định 65/2018/NĐ-CP đối với việc thực hiện cứu hộ cứu nạn; dồn dịch trong ga, cảng, trong đề-pô, trong nội bộ nhà máy; Điều chuyển giữa các ga, các đề-pô; các đầu máy hơi nước kéo đoàn tàu du lịch và các loại phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt.

- Đối với phương tiện giao thông đường sắt nhập khẩu đã qua sử dụng: Chỉ được nhập khẩu phương tiện đã qua sử dụng không quá 10 năm đối với toa xe chở khách, đầu máy, toa xe đường sắt đô thị và không quá 15 năm đối với toa xe chở hàng.

- Thời điểm tính niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt được tính từ thời điểm phương tiện đóng mới được cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của tổ chức đăng kiểm hoặc được cấp chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất.

- Phương tiện giao thông đường sắt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 18 Nghị định 65/2018/NĐ-CP khi hết niên hạn sử dụng được chuyển thành phương tiện không áp dụng quy định về niên hạn sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 65/2018/NĐ-CP.

Phương tiện giao thông đường sắt trong quá trình khai thác sử dụng phải bảo đảm còn niên hạn sử dụng theo quy định trên và được tổ chức đăng kiểm Việt Nam định kỳ kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận kiểm tra định kỳ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt.

3.Tổng hợp văn bản hướng dẫn về phương tiện giao thông đường sắt

1

Luật Đường sắt 2017

Luật Đường sắt năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01/07/2018 quy định về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, bảo vệ, quản lý, bảo trì và phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt; công nghiệp đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt; tín hiệu, quy tắc giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt; kinh doanh đường sắt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đường sắt; quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt. Trong đó, các quy định liên quan đến phương tiện giao thông đường sắt cần lưu ý sau:

Điều 31 quy định về Đăng ký phương tiện giao thông đường sắt;

Điều 32 quy định vềĐăng kiểm phương tiện giao thông đường sắt;

Điều 34 quy định về điều kiện nhập khẩu phương tiện giao thông đường sắt;

Điều 36 quy định về Giấy phép lái tàu;

 

 

2

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. xử phạt vi phạm quy định về phương tiện giao thông đường sắt được hướng dẫn bởi Mục 3 Chương 3; xử phạt vi phạm quy định đối với nhân viên đường sắt được hướng dẫn bởi Mục 4 Chương 3.

 

3

Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng

Nghị định 123/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng. Trong đó cần lưu ý một số quy định của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm quy định đối với nhân viên đường sắt đã bị sửa đổi

Khoản 24 Điều 2 sửa đổi Điều 66 quy định về xử phạt đối với lái tàu, phụ lái tàu, người trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phục vụ dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp

Khoản 25 Điều 2 sửa đổi Điều 67 quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu

 

4

Nghị định 65/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đường sắt

Nghị định 65/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Đường sắt. Trong đó, cần lưu ý các quy định hướng dẫn về đăng kiểm phương tiện giao thông đường sắt là:

Điều 18 quy định về niên hạn sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt;

Điều 19 quy định về lộ trình thực hiện niên hạn của phương tiện giao thông đường sắt

 

5

Nghị định 01/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 65/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đường sắt

Nghị định 01/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2018/NĐ-CP. Trong đó cần lưu ý một số quy định sau đã được sửa đổi:

Khoản 1 Điều 1 sửa đổi khoản 3 và bổ sung khoản 6 Điều 18 quy định về niên hạn sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt;

Khoản 2 Điều 1 sửa đổi Điều 19 quy định về lộ trình thực hiện niên hạn của phương tiện giao thông đường sắt

 

6

Thông tư 19/2018/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn Đăng kiểm viên đường sắt và yêu cầu đối với cơ sở vật chất, kỹ thuật của tổ chức đăng kiểm đường sắt do Bộ Giao thông vận tải ban hành

Thông tư 19/2018/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/07/2018 quy định về tiêu chuẩn Đăng kiểm viên đường sắt và yêu cầu đối với cơ sở vật chất, kỹ thuật của tổ chức đăng kiểm đường sắt.

 

7

Thông tư 08/2024/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 19/2018/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn đăng kiểm viên đường sắt và yêu cầu đối với cơ sở vật chất, kỹ thuật của tổ chức đăng kiểm đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Thông tư 08/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/06/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2018/TT- BGTVT. Trong đó cần lưu ý một số quy định sau đã được sửa đổi:

Khoản 2 Điều 1 sửa đổi Điều 4 Thông tư 19/2018/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn của đăng kiểm viên

Khoản 8 Điều 1 sửa đổi Khoản 2 Điều 12 Khoản 2 Điều 12 quy định về trang thiết bị kỹ thuật của tổ chức đăng kiểm đường sắt

 

8

Thông tư 01/2024/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành

Thông tư 01/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/03/2024 quy định về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với thiết bị sử dụng trên phương tiện giao thông đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt trong kiểm tra sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, hoán cải, định kỳ để vận hành trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia có đi qua khu dân cư, giao cắt với đường bộ.

 

9

Thông tư 15/2023/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo đối với cơ sở đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Thông tư 15/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/09/2023 quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo đối với cơ sở đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt. Trong đó, cần lưu ý:

- Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu được hướng dẫn bởi Chương II;

- Điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu được hướng dẫn bởi Chương IV, V, VI, VII.

 

10

Thông tư 12/2018/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Thông tư 12/2018/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/07/2018 quy định tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu.

 

11

Thông tư 14/2023/TT-BGTVT quy định về đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, di chuyển phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Thông tư 14/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/09/2023 quy định về cấp, cấp lại, thu hồi, xóa Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt hoạt động trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng, đường sắt đô thị và việc di chuyển phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt. Trong đó, cần lưu ý:

Điều 14 quy định về các trường hợp đặc biệt khi di chuyển phương tiện trên đường sắt;

Điều 6 quy định về hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện;

Điều 9 quy định về  thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi, xóa Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện;

Điều 10 quy định về nguyên tắc đánh số đăng ký phương tiện;

Điều 11 quy định về vị trí kẻ số đăng ký, màu của chữ và số đăng ký phương tiện;

Phụ lục I đến Phụ lục IV các mẫu đơn về việc cấp, cấp lại, thu hồi, xóa Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt.

Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.198.250
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!