Có phải tất cả người lao động tham gia học đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng đều được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo không?
- Có phải tất cả người lao động tham gia học đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng đều được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo không?
- Chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng sẽ áp dụng theo nguyên tắc nào?
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm gì trong việc tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng?
Có phải tất cả người lao động tham gia học đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng đều được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo không?
Theo quy định tại Điều 1 Quyết định 46/2015/QĐ-TTg, chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng đối với người lao động tham gia học bao gồm:
- Mức hỗ trợ chi phí đào tạo;
- Mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại.
Tuy nhiên, không phải tất cả người lao động tham gia học đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng đều được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo.
Hỗ trợ chi phí đào tạo đối với những đối tượng quy định tại Điều 2 Quyết định 46/2015/QĐ-TTg, bao gồm:
- Người học là phụ nữ, lao động nông thôn, người khuyết tật tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng;
- Trong đó ưu tiên người khuyết tật và các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Riêng đối với chính sách hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại thì áp dụng với những đối tượng tại khoản 1 Điều 5 Quyết định 46/2015/QĐ-TTg, bao gồm:
- Người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh;
- Lao động nữ bị mất việc làm tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng.
Có phải tất cả người lao động tham gia học đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng đều được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo không? (Hình từ Internet)
Chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng sẽ áp dụng theo nguyên tắc nào?
Theo quy định tại Điều 3 Quyết định 46/2015/QĐ-TTg, chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng sẽ áp dụng theo nguyên tắc sau:
- Người học đăng ký tham gia các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng được lựa chọn nghề học, cơ sở đào tạo. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo đối với người học được thực hiện thông qua cơ sở đào tạo tổ chức khóa đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng.
- Mỗi người chỉ được hỗ trợ đào tạo một lần theo chính sách quy định tại Quyết định 46/2015/QĐ-TTg. Những người đã được hỗ trợ đào tạo theo các chính sách hiện hành khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ đào tạo theo chính sách quy định tại Quyết định 46/2015/QĐ-TTg. Riêng những người đã được hỗ trợ đào tạo nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ đào tạo để chuyển đổi việc làm theo chính sách quy định tại Quyết định 46/2015/QĐ-TTg, nhưng tối đa không quá 03 lần.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm gì trong việc tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng?
Theo quy định tại Điều 10 Quyết định 46/2015/QĐ-TTg quy định như sau:
- Xây dựng, phê duyệt danh mục nghề đào tạo, mức chi phí đào tạo cho từng nghề, mức hỗ trợ cụ thể đối với từng nhóm đối tượng và kế hoạch đào tạo hằng năm, 5 năm về hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng theo chính sách quy định tại Quyết định 46/2015/QĐ-TTg.
- Bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương và lồng ghép sử dụng các nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án để hỗ trợ đào tạo theo chính sách quy định tại Quyết định 46/2015/QĐ-TTg và Luật Ngân sách nhà nước 2015.
- Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các chính sách quy định tại Quyết định 46/2015/QĐ-TTg, giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng đào tạo đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp và các cơ sở khác có đủ điều kiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trong đó ưu tiên giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng đào tạo đối với doanh nghiệp thực hiện tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.
- Chỉ đạo các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo, đài của địa phương có chuyên mục tuyên truyền về hướng nghiệp, đào tạo nghề, tạo việc làm đối với người lao động.
- Chỉ đạo các Sở, ngành tổ chức triển khai các hoạt động hỗ trợ tổ chức sản xuất, tạo việc làm, xây dựng thương hiệu hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm cho người lao động sau đào tạo.
- Tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng quy định tại Quyết định 46/2015/QĐ-TTg và chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả đào tạo nghề trên địa bàn.
- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn; định kỳ 6 tháng, hằng năm tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện, kết quả, hiệu quả đào tạo gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?