Có được xử lý kỷ luật người lao động có hành vi vi phạm nhưng pháp luật về lao động không quy định không?

Người sử dụng lao động có được phép xử lý kỷ luật người lao động khi có hành vi vi phạm nhưng pháp luật về lao động không quy định được không? Câu hỏi của anh Hoàng (Cần Thơ)

Người lao động vi phạm thuộc hành vi pháp luật không có quy định thì có bị xử lý kỷ luật không?

Căn cứ Điều 127 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động
1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

Theo quy định trên, người sử dụng lao động không được phép xử lý kỷ luật lao động với người lao động có hành vi vi phạm không được pháp luật về lao động không có quy định.

Tuy nhiên, trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng lao động đã giao kết hay nội quy lao động thì người sử dụng lao động vẫn được xử lý kỷ luật lao động dù pháp luật về lao động không có quy định.

Có được xử lý kỷ luật người lao động có hành vi vi phạm nhưng pháp luật về lao động không quy định không?

Có được xử lý kỷ luật người lao động có hành vi vi phạm nhưng pháp luật về lao động không quy định không? (Hình từ Internet)

Xử lý kỷ luật người lao động có hành vi không được pháp luật lao động quy định thì có bị xử phạt?

Căn cứ khoản 3 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
...
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín hoặc nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;
c) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không quy định;
d) Áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động;
đ) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây: nghỉ ốm đau; nghỉ điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; đang bị tạm giữ; đang bị tạm giam; đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật Lao động.
...

Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, theo quy định trên, khi người sử dụng lao động có hành vi xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được pháp luật về lao động quy định cũng như không được quy định tại nội quy lao động, hợp đồng lao động thì bị xử phạt hành chính từ 20 - 40 triệu đồng (mức phạt cá nhân) và từ 40 - 80 triệu đồng (mức phạt tổ chức).

Xử lý kỷ luật người lao động có hành vi vi phạm không được pháp luật về lao động quy định thì khắc phục hậu quả bằng cách nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động tương ứng với những ngày nghỉ việc khi người sử dụng lao động áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải thuộc hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2, điểm c khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương những ngày tạm đình chỉ công việc đối với người lao động khi có hành vi quy định tại điểm e, g khoản 2 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động xin lỗi công khai đối với người lao động và trả toàn bộ chi phí điều trị, tiền lương cho người lao động trong thời gian điều trị nếu việc xâm phạm gây tổn thương về thân thể người lao động đến mức phải điều trị tại cơ sở y tế khi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
d) Buộc người sử dụng lao động trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

Như vậy, khi người sử dụng lao động có hành vi xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được pháp luật về lao động quy định thì phải nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động tương ứng với những ngày nghỉ việc khi người sử dụng lao động áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.

Xử lý kỷ luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Cách chức có phải là hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ?
Lao động tiền lương
Công chức có bị xử lý kỷ luật khi đang nghỉ hàng năm không?
Lao động tiền lương
Các hình thức xử lý kỷ luật đối với luật sư khi vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam là gì?
Lao động tiền lương
Có mấy hình thức xử lý kỷ luật vi phạm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tiếp thu ý kiến góp ý của đoàn viên trong tổ chức công đoàn?
Lao động tiền lương
Công chức có hành vi bạo lực gia đình bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Lao động tiền lương
Có được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật đối với người lao động nữ mang thai không?
Lao động tiền lương
Mức phạt đối với tổ chức khi xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian nghỉ ốm đau?
Lao động tiền lương
Có được xử lý kỷ luật người lao động có hành vi vi phạm nhưng pháp luật về lao động không quy định không?
Lao động tiền lương
Cán bộ công chức làm việc cầm chừng cần phải thay thế và điều chuyển?
Lao động tiền lương
Nghị định 71 có xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Xử lý kỷ luật
1,750 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xử lý kỷ luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào