Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự có tính vào thời hạn xử lý kỷ luật CBCCVC hay không?
Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự có tính vào thời hạn xử lý kỷ luật CBCCVC hay không?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
...
5. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức hoặc từ khi cấp có thẩm quyền kết luận cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
Cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải bảo đảm xử lý kỷ luật trong thời hạn theo quy định. Nếu hết thời hạn xử lý kỷ luật mà chưa ban hành quyết định xử lý kỷ luật thì chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành và phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật nếu hành vi vi phạm còn trong thời hiệu.
6. Không tính vào thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với:
a) Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với các trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này;
b) Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự (nếu có);
c) Thời gian thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án về quyết định xử lý kỷ luật cho đến khi ra quyết định xử lý kỷ luật thay thế.
Theo đó, không tính vào thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật cán bộ công chức viên chức đối với thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự (nếu có).
Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự có tính vào thời hạn xử lý kỷ luật CBCCVC hay không?
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ như thế nào?
Căn cứ theo quy định Điều 21 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ như sau:
- Căn cứ vào quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ của cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật đề xuất hình thức kỷ luật, thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật. Trường hợp hết thời hiệu xử lý kỷ luật thì báo cáo cấp có thẩm quyền về việc không xem xét xử lý kỷ luật.
Trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý kỷ luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ thì cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về đảng phải có văn bản đề xuất hình thức kỷ luật, thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật.
Trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý của Thủ tướng Chính phủ thì văn bản đề xuất được gửi đồng thời tới Bộ Nội vụ để thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trường hợp chưa có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền thì trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ thực hiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định 112/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP).
Cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quy định tại Điều 20 Nghị định 112/2020/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP) quyết định thành phần họp kiểm điểm và thành phần Hội đồng kỷ luật.
- Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Cán bộ được xem là tái phạm khi nào?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc xử lý kỷ luật
...
8. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm thì bị coi là tái phạm; ngoài thời hạn 24 tháng thi hành vi vi phạm đó được coi là vi phạm lần đầu nhưng được tính là tình tiết tăng nặng khi xem xét xử lý kỷ luật.
9. Quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành; đối với trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì việc quy hoạch, bổ nhiệm ứng cử vào chức vụ cao hơn, bố trí công tác cán bộ áp dụng hiệu lực theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp đã có quyết định kỷ luật về đảng thì hiệu lực của quyết định xử lý kỷ luật hành chính tính từ ngày quyết định kỷ luật về đảng có hiệu lực. Trong thời gian này, nếu không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định xử lý kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực mà không cần phải có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực.
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật trong thời gian đang thi hành quyết định xử lý kỷ luật thì xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều này. Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực. Các tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định kỷ luật phải được lưu giữ trong hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch của cán bộ, công chức, viên chức.
...
Theo đó, cán bộ được xem là tái phạm khi có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm.
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Chi tiết mức tiền thưởng từ 2025 trở đi áp dụng cho toàn bộ đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng là bao nhiêu?