Có được tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cố ý trì hoãn thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền trong quá trình xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng không?
- Có được tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cố ý trì hoãn thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền trong quá trình xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng hay không?
- Thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ có hành vi cố ý trì hoãn thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền trong quá trình xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng được xác định theo nguyên tắc nào?
- Cán bộ bị tạm đình chỉ công tác có quyền và nghĩa vụ nào?
Có được tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cố ý trì hoãn thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền trong quá trình xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng hay không?
Căn cứ Điều 43 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về căn cứ ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác, cụ thể:
Căn cứ ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác
1. Việc quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn chỉ được thực hiện khi có căn cứ cho rằng người đó có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng và có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý nếu vẫn tiếp tục làm việc.
2. Căn cứ cho rằng người có chức vụ, quyền hạn có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có văn bản yêu cầu của Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân;
b) Qua xác minh, làm rõ nội dung theo đơn tố cáo phát hiện người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi có dấu hiệu tham nhũng;
c) Qua công tác tự kiểm tra trong cơ quan, tổ chức, đơn vị phát hiện người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi có dấu hiệu tham nhũng;
d) Qua công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành phát hiện người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
3. Người có chức vụ, quyền hạn được coi là có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người đó có một trong các hành vi sau đây:
a) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không đầy đủ, sai sự thật;
b) Cố ý trì hoãn, trốn tránh không thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền trong quá trình xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng;
c) Tự ý tháo gỡ niêm phong tài liệu, tiêu hủy thông tin, tài liệu, chứng cứ; tẩu tán tài sản có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình, của người khác hoặc dùng hình thức khác để che giấu hành vi vi phạm pháp luật, gây khó khăn cho việc xác minh, làm rõ.
Theo đó, khi có căn cứ cho rằng cán bộ có hành vi cố ý trí hoãn thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền trong quá trình xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền có quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ.
Có được tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cố ý trì hoãn thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền trong quá trình xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng không? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ có hành vi cố ý trì hoãn thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền trong quá trình xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng được xác định theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 40 Nghị định 59/2019/NĐ-CP thì nguyên tắc xác định thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ có hành vi cố ý trì hoãn thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền trong quá trình xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng được xác định như sau:
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm, tuyển dụng, quản lý cán bộ quyết định hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với cán bộ do mình quản lý khi có căn cứ được quy định tại Điều 43 Nghị định 59/2019/NĐ-CP.
- Trường hợp pháp luật khác hoặc điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quy định về thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác thì áp dụng quy định của pháp luật đó hoặc theo điều lệ của tổ chức đó.
Cán bộ bị tạm đình chỉ công tác có quyền và nghĩa vụ nào?
Căn cứ Điều 45 Nghị định 59/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 134/2021/NĐ-CP) quy định về quyền và nghĩa vụ của cán bộ khi bị tạm đình chỉ công tác như sau:
- Cán bộ bị tạm đình chỉ công tác có quyền sau:
+ Nhận quyết định tạm đình chỉ công tác;
+ Nhận thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận về việc xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng;
+ Đề nghị người ra quyết định tạm đình chỉ công tác xem xét lại quyết định khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
+ Đề nghị người ra quyết định tạm đình chỉ công tác hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ sau khi cơ quan có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng.
+ Đề nghị người có thẩm quyền khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Cán bộ bị tạm đình chỉ công tác có nghĩa vụ sau:
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định tạm đình chỉ công tác của người có thẩm quyền;
+ Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?