Có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày lễ Giáng sinh đối với người lao động theo đạo công giáo không?

Cho tôi hỏi người lao động theo đạo công giáo có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày lễ Giáng sinh hay không? Câu hỏi của chị D.N (Ninh Thuận).

Lễ Giáng sinh là ngày nào dương lịch?

Ngày lễ Giáng Sinh có nguồn gốc từ lịch sử Kitô giáo và được kỷ niệm để tưởng nhớ sự ra đời của Chúa Giê-su. Trong Kinh Thánh, câu chuyện về Giáng Sinh được kể trong các sách Mattheo và Lu-ca, nhưng cả hai sách này có cách kể khác nhau về các sự kiện chi tiết.

Theo truyền thống Kitô giáo, Giuse và Maria, cặp vợ chồng từ làng Nazareth, đã đến Bethlehem vì phải tham gia một cuộc điều tra dân số. Tại Bethlehem, họ không tìm thấy chỗ ở và cuối cùng phải lưu trú trong một chuồng, nơi Maria sinh Chúa Giê-su.

Ngày lễ Giáng Sinh đã trở thành một ngày quan trọng trong lịch sử và văn hóa phương Tây và được kỷ niệm bởi nhiều tín đồ Kitô giáo trên khắp thế giới vào ngày 25 tháng 12 mỗi năm.

Theo đó, lễ Giáng sinh là ngày 25/12 dương lịch hằng năm.

Lưu ý: thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày lễ Giáng sinh đối với người lao động theo đạo công giáo không?

Có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày lễ Giáng sinh đối với người lao động theo đạo công giáo không? (Hình từ Internet)

Có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày lễ Giáng sinh đối với người lao động theo đạo công giáo không?

Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Ngoài ra căn cứ tại quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
...

Và tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật lao động 2019 quy định:

Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
...

Theo đó, những trường hợp nghỉ hưởng nguyên lương nêu trên không có trường hợp quy định người lao động theo đạo công giáo được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày lễ Giáng sinh.

Như vậy, người lao động theo đạo công giáo không được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày lễ Giáng sinh.

Tuy nhiên, người lao động theo đạo công giáo có thể sử dụng ngày nghỉ phép năm còn lại của mình để nghỉ hưởng nguyên lương.

Công ty có sự phân biệt đối xử đối với người lao động theo đạo công giáo thì bị xử phạt bao nhiêu?

Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:

Vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không khai trình việc sử dụng lao động theo quy định;
b) Thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng lao động;
c) Không thể hiện, nhập đầy đủ thông tin về người lao động vào sổ quản lý lao động kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc;
d) Không xuất trình sổ quản lý lao động khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử trong lao động trừ các hành vi phân biệt đối xử quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13, khoản 2 Điều 23, khoản 1 Điều 36 và khoản 2 Điều 37 Nghị định này;
b) Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
c) Không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định;
d) Không lập sổ quản lý lao động hoặc lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn hoặc không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật.

Tại khoản 8 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.
...

Theo đó, hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động theo đạo công giáo được xem lại hành vi phân biệt đối xử trong lao động.

Do đó, phân biệt đối xử đối với người lao động theo đạo công giáo thì bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Lưu ý: mức xử phạt này chỉ áp dụng cho cá nhân, trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm sẽ có mức xử phạt gấp 2 lần mức xử phạt cá nhân (quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)

Như vậy, công ty có sự phân biệt đối xử đối với người lao động theo đạo công giáo thì bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Lễ Giáng sinh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Noel 2024 thứ mấy? Người lao động có được nghỉ vào ngày lễ giáng sinh 2024 không?
Lao động tiền lương
Có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày lễ Giáng sinh đối với người lao động theo đạo công giáo không?
Lao động tiền lương
Còn bao nhiêu ngày nữa đến lễ Giáng sinh 2023? Người lao động được nghỉ những ngày lễ, tết nào?
Lao động tiền lương
Lễ Noel 2023 là ngày bao nhiêu? Người lao động có được nghỉ vào ngày Noel không?
Lao động tiền lương
Giáng sinh 2023 rơi vào thứ mấy? Người lao động có được nghỉ không?
Lao động tiền lương
Lịch nghỉ lễ Giáng sinh của người lao động công giáo được pháp luật quy định ra sao?
Đi đến trang Tìm kiếm - Lễ Giáng sinh
790 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lễ Giáng sinh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lễ Giáng sinh

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất Toàn bộ văn bản về tính lương làm thêm giờ năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào