Có được chuyển người lao động nữ sang làm công việc khác có mức lương thấp hơn sau khi hết thời gian nghỉ thai sản?
- Có được chuyển người lao động sang làm công việc khác có mức lương thấp hơn sau khi hết thời gian nghỉ thai sản?
- Lao động nữ hết thời gian nghỉ thai sản vẫn muốn xin nghỉ thêm để ở nhà để chăm sóc con thì có được không?
- Lao động nữ có được nghỉ bù khi thời gian nghỉ thai sản trùng thời gian nghỉ lễ?
Có được chuyển người lao động sang làm công việc khác có mức lương thấp hơn sau khi hết thời gian nghỉ thai sản?
Theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Lao động 2019 có nội dung như sau:
Bảo đảm việc làm cho lao động nghỉ thai sản
Lao động được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại các khoản 1, 3 và 5 Điều 139 của Bộ luật này mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.
Như vậy, trường hợp người lao động quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ thai sản mà việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.
Có được chuyển người lao động nữ sang làm công việc khác có mức lương thấp hơn sau khi hết thời gian nghỉ thai sản? (Hình từ Internet)
Lao động nữ hết thời gian nghỉ thai sản vẫn muốn xin nghỉ thêm để ở nhà để chăm sóc con thì có được không?
Tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Theo đó, người lao động ngay sau thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản mà trở lại làm việc, nếu trong 30 ngày đầu làm việc, sức khoẻ chưa phục hồi thì sẽ được giải quyết nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản từ 05 - 10 ngày (bao gồm cả ngày lễ, Tết và nghỉ hằng tuần), cụ thể được nghỉ:
- Tối đa 10 ngày: Lao động nữ sinh đôi trở lên.
- Tối đa 07 ngày: Lao động nữ sinh con phải phẫu thuật.
- Tối đa 05 ngày: Các trường hợp còn lại.
Như vậy lao động nữ có thể xin nghỉ thêm để dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản nhưng không qua thời gian quy định của pháp luật cho từng trường hợp.
Đồng thời, tại khoản 3 Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ thai sản
…
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Theo đó, khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Như vậy, tùy theo khoảng thời gian bạn muốn nghỉ sau thai sản là dài hay ngắn mà người lao động có thể lựa chọn việc xin nghỉ dưỡng sức sau sinh hay thoả thuận với nhà sử dụng lao động để có thể nghỉ việc không hưởng lương trong thời gian lâu hơn rồi mới quay trở lại làm việc.
Lao động nữ có được nghỉ bù khi thời gian nghỉ thai sản trùng thời gian nghỉ lễ?
Tại khoản 1 và khoản 7 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng
...
7. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Như vậy, theo quy định trên lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng, thời gian này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Do đó, lao động nữ nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ lễ sẽ không được nghỉ bù.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?