Chính thức ảnh hưởng mức lương hưu tối thiểu khi bãi bỏ lương cơ sở sau 2 năm nữa, cụ thể ra sao?
Mức lương hưu tối thiểu khi tham gia BHXH bắt buộc hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Mức lương hưu hằng tháng
...
5. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 của Luật này.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo quy định hiện hành, mức hưởng lương hưu tối thiểu khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu là bằng với mức lương cơ sở.
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
...
Như vậy, mức hưởng lương hưu tối thiểu khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay là 2.340.000 đồng/tháng.
Xem thêm:
>> Không giảm tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang?
>> Tăng hay giảm lương hưu khi chính thức điều chỉnh lương hưu cho 07 đối tượng nghỉ hưu trước 1995?
>> Tăng tỷ lệ giảm trừ tiền lương hưu đối với người nhận chế độ hưu trí sớm
Chính thức ảnh hưởng mức lương hưu tối thiểu khi bãi bỏ lương cơ sở sau 2 năm nữa, cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)
Chính thức ảnh hưởng mức lương hưu tối thiểu khi bãi bỏ lương cơ sở sau 2 năm nữa, cụ thể ra sao?
Thời điểm bãi bỏ lương cơ sở:
Căn cứ theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Kết luận 83-KL/TW năm 2024 quy định như sau:
Tổ chức thực hiện
...
5.2. Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, trong đó phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.
...
Và căn cứ theo tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định như sau:
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
c) Xác định các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
...
Theo đó, sau năm 2026 sẽ tiến hành đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương mới của khu vực công khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.
Trường hợp chính thức chấp nhận và triển khai đề xuất 5 bảng lương mới sau năm 2026 thì sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở vì đây là yếu tố để thiết kế bảng lương mới.
Mức lương hưu tối thiểu:
Bởi vì theo kế hoạch thì có thể sẽ bãi bỏ lương cơ sở sau năm 2026 cho nên sẽ xét mức lương hưu tối thiểu theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực 1/7/2025).
Mức lương hưu được tính bằng công thức sau:
Lương hưu = Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH x Tỷ lệ lương hưu
Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
1. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như sau:
...
đ) Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
...
Theo đó, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng mức tham chiếu. Tuy nhiên, nếu mức lương cơ sở bị bãi bỏ thì mức tham chiếu sẽ bằng hoặc cao hơn mức lương cơ sở (Điều 141 Luật Bảo hiểm xã hội 2024).
Suy ra rằng, mức lương hưu thấp nhất khi mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất (tỷ lệ lương hưu không thay đổi).
Do đó, khi bãi bỏ mức lương cơ sở sau 2 năm thì mức lương hưu thấp nhất có thể sẽ bằng hoặc cao hơn so với mức lương hưu thấp nhất hiện tại.
Tiếp tục điều chỉnh tăng lương hưu cho ai từ 1/7/2025?
Căn cứ theo Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Điều chỉnh lương hưu
1. Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
2. Điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
3. Chính phủ quy định thời điểm, đối tượng, mức điều chỉnh lương hưu quy định tại Điều này.
Theo đó, từ 1/7/2025 khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thì sẽ thực hiện điều chỉnh tăng lương hưu cho người lao động có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995.
Việc điều chỉnh này nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?
- Tiếp tục tăng lương hưu vào 2025 cho 09 đối tượng CBCCVC và LLVT khi đáp ứng điều kiện gì?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?