Chính phủ quyết định thời điểm, mức tăng lương hưu trong đợt tăng lương hưu mới nhằm giảm chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ trên cơ sở nào?
- Chính phủ quyết định thời điểm, mức tăng lương hưu trong đợt tăng lương hưu mới nhằm giảm chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ trên cơ sở nào?
- Quốc hội giao cho Chính phủ đề xuất tăng lương hưu theo Nghị quyết 159 đúng không?
- 03 trường hợp tạm dừng hưởng lương hưu từ 1/7/2025 là gì?
Chính phủ quyết định thời điểm, mức tăng lương hưu trong đợt tăng lương hưu mới nhằm giảm chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ trên cơ sở nào?
>> Bảng lương tối thiểu năm 2025 của 63 tỉnh, thành phố mới nhất?
Mới >> Công bố quy chế tiền thưởng theo Nghị định 73 tại các cơ quan, đơn vị
>> Cải cách tiền lương cho 09 đối tượng: tăng lương, nâng bậc lương trong hệ thống bảng lương mới
Căn cứ theo Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Điều chỉnh lương hưu
1. Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
2. Điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
3. Chính phủ quy định thời điểm, đối tượng, mức điều chỉnh lương hưu quy định tại Điều này.
Và căn cứ theo Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Mức lương hưu hằng tháng
...
2. Việc điều chỉnh lương hưu được thực hiện theo quy định tại Điều 67 của Luật này.
...
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì đợt tăng lương hưu mới nhằm thực hiện chính sách giảm chênh lệch lương hưu đối với đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995.
Theo quy định thì lương hưu phải được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
Về thời điểm, đối tượng, mức điều chỉnh lương hưu thì sẽ do Chính phủ quyết định.
Như vậy, Chính phủ quyết định thời điểm, mức tăng lương hưu trong đợt tăng lương hưu mới nhằm giảm chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
Mới >> Cải cách tiền lương cho 09 đối tượng: tăng lương, nâng bậc lương trong hệ thống bảng lương mới
Chính phủ quyết định thời điểm, mức tăng lương hưu trong đợt tăng lương hưu mới nhằm giảm chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ trên cơ sở nào? (Hình từ Internet)
Quốc hội giao cho Chính phủ đề xuất tăng lương hưu theo Nghị quyết 159 đúng không?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị quyết 159/2024/QH15 quy định như sau:
Giao Chính phủ
...
4. Chỉ đạo các Bộ, cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất việc xử lý các bất hợp lý phát sinh trong chế độ cho một số đối tượng, ngành nghề (viên chức ngành giáo dục, y tế,...); đề xuất việc tiếp tục điều chỉnh tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong trường hợp tình hình kinh tế - xã hội năm 2025 thuận lợi hơn và cân đối được nguồn, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
...
Theo đó, Quốc hội đã giao cho Chính phủ đề xuất việc tiếp tục điều chỉnh tăng lương hưu trong trường hợp tình hình kinh tế - xã hội năm 2025 thuận lợi hơn và cân đối được nguồn, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
03 trường hợp tạm dừng hưởng lương hưu từ 1/7/2025 là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 75 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Tạm dừng, chấm dứt, tiếp tục hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
1. Tạm dừng việc hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng đối với người đang hưởng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Xuất cảnh trái phép;
b) Bị Tòa án tuyên bố mất tích;
c) Khi không xác minh được thông tin người thụ hưởng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 của Luật này.
2. Chấm dứt việc hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng đối với người đang hưởng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết;
b) Từ chối hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bằng văn bản;
c) Kết luận của cơ quan có thẩm quyền về hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.
3. Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này được tiếp tục chi trả bao gồm cả tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng của thời gian chưa nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người xuất cảnh trái phép trở về;
b) Có quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích hoặc quyết định tuyên bố là đã chết;
c) Đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này đã xác minh được thông tin theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 của Luật này.
4. Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này được tiếp tục chi trả kể từ thời điểm cơ quan bảo hiểm xã hội nhận văn bản đề nghị được hưởng lại lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng và không bao gồm tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng của thời gian chưa nhận do từ chối nhận.
...
Theo đó, 03 trường hợp tạm dừng hưởng lương hưu từ 1/7/2025 gồm:
- Xuất cảnh trái phép;
- Bị Tòa án tuyên bố mất tích;
- Khi không xác minh được thông tin người thụ hưởng theo quy định.
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?