Chế độ nghỉ hưởng nguyên lương chỉ dành riêng cho lao động nữ, cụ thể ra sao?
Chế độ nghỉ hưởng nguyên lương chỉ dành riêng cho lao động nữ, cụ thể ra sao?
Tại Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng nguyên lương như sau:
Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
1. Nghỉ giữa giờ quy định khoản 2 Điều 64 Nghị định này.
2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.
3. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.
4. Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trong thời gian hành kinh theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 137 của Bộ luật Lao động.
5. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.
6. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.
7. Thời giờ người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 61 của Bộ luật Lao động.
8. Thời giờ mà người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 176 của Bộ luật Lao động.
9. Thời giờ khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu thời giờ đó được thực hiện theo sự bố trí hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động.
10. Thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nếu thời giờ đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
Theo đó, dẫn chiếu đến quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, để đảm bảo về vấn đề sức khỏe cũng như việc thực hiện thiên chức làm mẹ của lao động nữ, pháp luật lao động đã dành riêng cho đối tượng này thời gian nghỉ làm vẫn được hưởng nguyên lương, cụ thể:
- Lao động nữ khi mang thai được giảm 01 giờ làm việc hằng ngày cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nếu công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con.
- Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút.
- Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ 30 phút mỗi ngày, tối thiểu 03 ngày/tháng.
Đặc biệt, theo khoản 3 và khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, lao động nữ trong thời gian hành kinh hoặc nuôi con dưới 12 tháng mà không cần nghỉ thì được trả thêm tiền lương theo công việc đã làm.
Chế độ nghỉ hưởng nguyên lương chỉ dành riêng cho lao động nữ, cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)
Lao động nữ được khám sức khỏe định kỳ bao lâu một lần?
Tại Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
...
Theo đó, việc khám sức khỏe của lao động nữ hiện nay được quy định như sau:
- Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động nữ theo như quy định trên.
- Khi khám sức khỏe định kỳ, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản.
Đối với lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, lao động nữ là người khuyết tật, người chưa thành niên, lao động nữ cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
Công ty sử dụng nhiều lao động nữ có được giảm thuế không?
Tại điểm a khoản 2 Điều 83 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động
...
2. Người sử dụng lao động được Nhà nước hỗ trợ như sau:
a) Người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Các khoản chi tăng thêm cho lao động nữ, bảo đảm bình đẳng giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc quy định tại Nghị định này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính.
Theo đó, công ty sử dụng nhiều lao động nữ sẽ được giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Độ tuổi lao động năm 2025 của người lao động theo Bộ luật Lao động mới nhất là bao nhiêu tuổi?
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?