Chế độ đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động được sửa đổi ra sao theo Dự thảo Luật Việc làm mới nhất?
- Chế độ đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động được quy định như thế nào theo Luật Việc làm 2013 hiện hành?
- Chế độ đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động được sửa đổi ra sao theo Dự thảo Luật Việc làm mới nhất?
- Cơ sở thực hiện sửa đổi chế độ đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Dự thảo Luật Việc làm là gì?
Chế độ đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động được quy định như thế nào theo Luật Việc làm 2013 hiện hành?
Căn cứ theo Điều 47, 48 Luật Việc làm 2013, chế độ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động, Luật Việc làm hiện hành quy định về các nội dung chính sau:
- Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 đang đóng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ;
Gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh;
Không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động;
Có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Thời gian hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo phương án được phê duyệt và không quá 06 tháng.
- Chính phủ quy định chi tiết Điều này và mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động, bảo đảm cân đối quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và sử dụng lao động theo phương án đã được phê duyệt; sử dụng nguồn kinh phí đúng đối tượng, đúng mục đích và thực hiện báo cáo kết quả tổ chức đào tạo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi kết thúc khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
- Người lao động có trách nhiệm thực hiện quy định của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
Chế độ đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động được sửa đổi ra sao theo Dự thảo Luật Việc làm mới nhất?
Chế độ đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động được sửa đổi ra sao theo Dự thảo Luật Việc làm mới nhất?
Căn cứ theo Mục 3 Chương VII Dự thảo Luật việc làm, chế độ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động được sửa đổi, bổ sung theo hướng:
- Quy định người sử dụng lao động được hỗ trợ trong các trường hợp:
Vì lý do kinh tế theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019;
Thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm;
Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất kinh doanh;
Phải thay đổi cơ cấu, công nghệ theo quy định Bộ luật Lao động 2019.
- Quy định điều kiện hỗ trợ theo hướng tạo thuận lợi cho người sử dụng lao động dễ tiếp cận chính sách, bao gồm:
- Điều kiện về đóng đủ Bảo hiểm thất nghiệp;
- Có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề và duy trì việc làm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Cơ sở thực hiện sửa đổi chế độ đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Dự thảo Luật Việc làm là gì?
- Cơ sở chính trị:
Nghị quyết 28-NQ/TW năm 2018 quy định: "Sửa đổi, bổ sung chính sách bảo hiểm thất nghiệp, chính sách việc làm theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động duy trì việc làm, bảo đảm quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và người lao động";
Nghị quyết 42-NQ/TW 2023 quy định: "Chính sách bảo hiểm thất nghiệp phải hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động để duy trì việc làm bền vững; chủ động phòng ngừa, giảm thiểu thất nghiệp".
- Cơ sở thực tiễn:
Quy định về điều kiện để hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động quy định tại Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn khá chặt chẽ, do đó, người sử dụng lao động khó khăn trong việc tiếp cận được với chế độ này.
Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021 của Chính phủ đã mở rộng một trong các điều kiện hưởng chế độ này theo hướng đơn vị thay đổi cơ cấu công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động 2019, đến nay có 66 đơn vị được hỗ trợ 38,87 tỷ đồng từ nguồn Quỹ BHTN để đào tạo duy trì việc làm cho 8.230 người lao động, tuy nhiên số doanh nghiệp được hỗ trợ còn thấp. Do đó, cần sửa đổi Luật Việc làm để tăng cường hơn nữa hỗ trợ người sử dụng lao động từ Quỹ BHTN.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Xem chi tiết tại: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/mot-so-noi-dung-sua-doi-bo-sung-lon-cua-du-thao-luat-viec-lam-11924031912522472.htm.
- Tăng lương hưu lần 3 cho đối tượng nào theo Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định?
- Chính thức kết luận của Phó Thủ tướng: Mức lương cơ sở mới của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang tác động đến chỉ số CPI như thế nào tại Thông báo 511?
- Chính sách tăng lương chính thức cho 02 đối tượng CBCCVC và 07 đối tượng LLVT khi thực hiện cải cách tiền lương, cụ thể như thế nào?
- Chốt đợt tăng lương hưu mới sau đợt tăng lương hưu lần 1, lần 2 hơn 15% là từ 1/7/2025 có đúng không?
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?