Chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do thay đổi cơ cấu thì thời hạn thanh toán các khoản tiền của người lao động là bao lâu?

Cho tôi hỏi khi người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do thay đổi cơ cấu thì phải thanh toán các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của người lao động trong bao lâu? Câu hỏi của anh H.K (Yên Bái).

Thay đổi cơ cấu tổ chức thì có được phép cho thôi việc người lao động không?

Căn cứ Điều 42 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
1. Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:
a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
b) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
c) Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.
2. Những trường hợp sau đây được coi là vì lý do kinh tế:
a) Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;
b) Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.
3. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
4. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này.
5. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này.
6. Việc cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.

Như vậy, trường hợp thay đổi cơ cấu tổ chức thì người sử dụng lao động có quyền cho thôi việc người lao động.

Tuy nhiên trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định

Đồng thời việc cho thôi việc người lao động chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.

Chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do thay đổi cơ cấu thì thời hạn thanh toán các khoản tiền của người lao động là bao lâu?

Chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do thay đổi cơ cấu thì thời hạn thanh toán các khoản tiền của người lao động là bao lâu? (Hình từ Internet)

Chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do thay đổi cơ cấu thì thời hạn thanh toán các khoản tiền của người lao động là bao lâu?

Căn cứ Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Như vậy, theo quy định trên, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do thay đổi cơ cấu trong thời hạn không quá 30 ngày.

Thuê lại lao động để thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu thì có được không?

Căn cứ Điều 53 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động
1. Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.
2. Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
a) Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;
b) Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;
c) Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
3. Bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
a) Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
b) Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
c) Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.
4. Bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác; không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

Như vậy, theo quy định trên, bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp thay thế người lao động bị cho thôi việc vì lý do thay đổi cơ cấu.

Chấm dứt hợp đồng lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Có được thỏa thuận hạn chế người lao động làm việc cho đối thủ khi chấm dứt hợp đồng lao động không?
Lao động tiền lương
Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động 2025 là mẫu nào, trường hợp nào chấm dứt?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động là cá nhân bị chết thì hợp đồng lao động ký với người lao động trước đó có tiếp tục thực hiện?
Lao động tiền lương
Hợp đồng lao động có chấm dứt khi một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc trong hợp đồng không?
Lao động tiền lương
Có đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động khi hết hạn hợp đồng không?
Lao động tiền lương
Công ty có phải cung cấp tài liệu về quá trình làm việc của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động không?
Lao động tiền lương
Tải mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất hiện nay ở đâu? Không thông báo chấm dứt hợp đồng lao động bị phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động có dùng làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Lao động tiền lương
Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn có phải hoàn trả chi phí đào tạo không?
Lao động tiền lương
03 trách nhiệm của công ty bắt buộc thực hiện khi chấm dứt hợp đồng lao động là gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Chấm dứt hợp đồng lao động
879 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào