Cây hằng năm là gì? Ví dụ về cây hằng năm? Kiểm nghiệm viên cây trồng hạng 2 hiện nay có hệ số lương bao nhiêu?
Cây hằng năm là gì?
Theo Điều 2 Luật Trồng trọt 2018 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Giống cây trồng là một quần thể cây trồng có thể phân biệt được với quần thể cây trồng khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất là một đặc tính và di truyền được cho đời sau; đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống; có giá trị canh tác, giá trị sử dụng; bao gồm giống cây nông nghiệp, giống cây dược liệu, giống cây cảnh và giống nấm ăn.
6. Vật liệu nhân giống là cây hoặc bộ phận của cây, nấm ăn hoặc bộ phận của nấm ăn có thể phát triển thành một cá thể mới, dùng để nhân giống hoặc để gieo trồng.
7. Loài cây trồng chính là loài cây được trồng phổ biến, có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế, cần được quản lý chặt chẽ.
8. Cây hằng năm là loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 01 năm, kể cả cây hằng năm lưu gốc.
9. Cây trồng lâu năm là loại cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng trong nhiều năm và cho thu hoạch một hoặc nhiều lần.
...
Theo đó cây hằng năm là loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 01 năm, kể cả cây hằng năm lưu gốc.
Cây hằng năm là gì? Ví dụ về cây hằng năm? Kiểm nghiệm viên cây trồng hạng 2 hiện nay có hệ số lương bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Một số ví dụ về cây hằng năm?
Cây hằng năm là những loại cây hoàn thành chu kỳ sống của chúng trong một năm, từ khi nảy mầm đến khi ra hoa, kết quả và chết. Dưới đây là một vài ví dụ về cây hằng năm:
Lúa: Đây là cây lương thực quan trọng, thường được trồng và thu hoạch trong một mùa vụ.
Ngô (bắp): Cây ngô cũng là một loại cây hằng năm, được trồng rộng rãi để lấy hạt làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.
Dưa hấu: Loại cây này thường được trồng vào mùa xuân và thu hoạch vào mùa hè.
Rau diếp: Đây là loại rau ăn lá, thường được trồng và thu hoạch trong vòng vài tháng.
Hoa hướng dương: Cây hoa hướng dương được trồng để lấy hạt và dầu, hoàn thành chu kỳ sống trong một năm.
Kiểm nghiệm viên cây trồng hạng 2 hiện nay có hệ số lương bao nhiêu?
Theo Điều 17 Thông tư liên tịch 36/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV quy định:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng II, giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng II, kiểm nghiệm viên cây trồng hạng II được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38);
b) Chức danh nghề nghiệp bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng III, giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng hạng III, kiểm nghiệm viên cây trồng hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98);
c) Chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên bảo vệ thực vật hạng IV, kỹ thuật viên giám định thuốc bảo vệ thực vật hạng IV, kỹ thuật viên kiểm nghiệm cây trồng hạng IV được áp dụng hệ số lương viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06).
...
Theo đó, kiểm nghiệm viên cây trồng hạng 2 được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38).
Kiểm nghiệm viên cây trồng hạng 2 có nhiệm vụ gì?
Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư liên tịch 36/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV quy định thì nhiệm vụ của kiểm nghiệm viên cây trồng hạng 2 là:
- Tham gia lập kế hoạch công tác khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định giống cây trồng, sản phẩm cây trồng của một số loại giống cây trồng, sản phẩm cây trồng, phân bón, tổ chức thực hiện kế hoạch có hiệu quả và chính xác;
- Tổ chức, thực hiện công tác khảo nghiệm, kiểm nghiệm, giống cây trồng, phân bón; kiểm định giống cây trồng, sản phẩm cây trồng và kiểm tra giống cây trồng, sản phẩm cây trồng, phân bón trên cơ sở đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, quy trình công nghệ về khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón; kiểm định giống cây trồng, sản phẩm cây trồng;
- Chủ trì tổ chức và thực hiện các quy trình sản xuất quy trình công nghệ và đề xuất kịp thời các biện pháp trong quá trình sản xuất giống, kinh doanh giống, phân bón và trong quá trình khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón; kiểm định giống cây trồng; kiểm tra chất lượng giống cây trồng và sản phẩm cây trồng, phân bón của các cơ sở sản xuất và kinh doanh giống cây trồng, phân bón;
- Chủ trì hoặc tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học về khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón; kiểm định giống cây trồng;
- Tham gia xây dựng và sửa đổi tiêu chuẩn chất lượng hạt giống, phân bón và các quy phạm khảo nghiệm giống, quy trình kỹ thuật, phương pháp kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón; kiểm định giống cây trồng;
- Tham gia soạn thảo nội dung chương trình và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật cho các hạng chức danh nghề nghiệp viên chức thấp hơn về lĩnh vực khảo kiểm nghiệm giống cây trồng, sản phẩm cây trồng, phân bón.
- Tổng hợp các Bộ luật Lao động qua các thời kỳ cụ thể ra sao?
- Mẫu thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động 2025 khi chưa hết thời hạn hợp đồng thế nào?
- Công việc của nhân viên nghiệp vụ là gì? Thử việc đối với vị trí nhân viên nghiệp vụ tối đa là 30 ngày đúng không?
- NLĐ làm việc tại nhà có phải giao kết hợp động lao động không?
- Mẫu biên bản họp giao ban định kỳ chuẩn năm 2025 tải về ở đâu?