Cách viết thư từ chối nhận việc chuyên nghiệp cho người lao động?

Cho tôi hỏi cách viết thư từ chối nhận việc sao cho chuyên nghiệp dành người lao động? Câu hỏi từ anh T.N.Q (Bình Phước).

Tầm quan trọng của viết thư từ chối nhận việc là gì?

Đứng trước cơ hội việc làm không phải lúc nào ứng viên cũng có thể gật đầu đồng ý. Đôi khi vì một vài nguyên nhân nào đó tác động đến quyết định của ứng viên như mức lương, tìm được công việc khác ưng ý hơn, môi trường làm việc không phù hợp,... mà ứng viên quyết định từ chối lời mời nhận việc từ phía doanh nghiệp.

Hiện nay, không ít ứng viên lựa chọn im lặng và chỉ thông báo quyết định của mình khi HR gọi điện xác nhận việc. Hành động này của ứng viên vừa gây mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng vừa cắt đứt cơ hội của bản thân trong tương lai.

Vậy tại sao phải viết thư từ chối nhận việc? Viết thư từ chối nhận việc là một cách lịch sự và chuyên nghiệp để bày tỏ quyết định của bạn khi bạn không muốn làm việc tại một công ty nào đó. Viết thư từ chối nhận việc có thể giúp bạn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với nhà tuyển dụng và không làm mất cơ hội hợp tác trong tương lai. Việc làm này cũng cho thấy bạn có ý thức tự phát triển và biết ơn những cơ hội mà công ty đã dành cho bạn. Đồng thời cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian cho cả hai bên, bằng cách thông báo rõ ràng về lý do và quyết định của bạn. Điều này sẽ cho phép nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên khác một cách nhanh chóng.

Cách viết thư từ chối nhận việc chuyên nghiệp cho người lao động?

Cách viết thư từ chối nhận việc chuyên nghiệp cho người lao động? (Hình từ Internet)

Cách viết thư từ chối nhận việc chuyên nghiệp cho người lao động?

Hiện nay, nhà tuyển dụng thường trao đổi thông tin với các ứng viên thông qua email. Vì thế, ứng viên nên viết thư từ chối nhận viết phản hồi qua email cho nhà tuyển dụng.

Để viết thư từ chối nhận việc, bạn nên tuân theo một số nguyên tắc sau:

- Gửi thư càng sớm càng tốt, trong vòng 24 giờ sau khi nhận được email từ nhà tuyển dụng, để công ty có thời gian tìm kiếm ứng viên khác. Hãy chắc chắn rằng quyết định được đưa ra khi đã suy nghĩ kỹ càng, không phải cảm xúc nhất thời.

- Đặt tiêu đề rõ ràng, chỉ nêu tên và vị trí ứng tuyển, không nên viết rõ "thư từ chối nhận việc" hay "thư không nhận việc", cách viết này không thể hiện sự khéo léo và tinh tế.

- Thể hiện sự biết ơn vì công ty đã dành cơ hội cho bạn, khen ngợi công ty và nhà tuyển dụng về sự chuyên nghiệp và thân thiện. Dù là người chủ động từ chối công việc, ứng viên cũng nên giữ thái độ tôn trọng nhà tuyển dụng vì họ đã mất nhiều thời gian để chọn lọc, phỏng vấn, tạo cơ hội việc làm và đặt kỳ vọng rất nhiều vào các bạn.

- Đưa ra lý do ngắn gọn và chính đáng để từ chối nhận việc, có thể là vì đã có offer khác, vì công việc không phù hợp, vì mức lương không hài lòng, vì văn hóa làm việc không hợp, hoặc vì lý do cá nhân. Cho dù như thế nào đi chăng nữa, ứng viên cũng không được đổ lỗi cho phía đơn vị tuyển dụng. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của 2 bên trong tương lai mà còn ngầm tố cáo sự kém chuyên nghiệp của ứng viên.

- Tạo cơ hội giữ liên lạc, bằng cách nói rằng bạn mong muốn được giữ kết nối với công ty và nhà tuyển dụng, hoặc giới thiệu ứng viên khác thích hợp cho vị trí đó (nếu có).

- Trình bày ngắn gọn, rõ ràng và lịch sự, không nên dùng ngôn ngữ tiêu cực hay chỉ trích công ty hay nhà tuyển dụng.

Dưới đây là một vài mẫu email từ chối nhận việc chuyên nghiệp cho người lao động:

Mẫu 01:

Tiêu đề: Nguyễn Văn A _Vị trí (tên vị trí)

Kính gửi anh/chị (Tên nhà tuyển dụng/ Tên công ty),

Tôi là Nguyễn Văn A, tôi đã nhận được thông báo trúng tuyển của quý công ty cho vị trí Nhân viên kinh doanh Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn quý công ty đã tạo cơ hội cho tôi được làm việc tại vị trí Nhân viên kinh doanh.

Tuy nhiên, tôi thật sự xin lỗi và rất tiếc khi không thể đảm nhiệm công việc này. Sau khi cân nhắc kỹ càng, tôi thấy không phù hợp với mục tiêu trong tương lai của mình.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn và xin lỗi vì đã làm ảnh hưởng tới việc tuyển dụng của quý công ty.

Hi vọng trong tương lai, chúng ta sẽ có cơ hội hợp tác.

Trân trọng

Ký tên

Mẫu 02:

Tiêu đề email: Tên vị trí ứng tuyển_Tên ứng viên

Kính gửi anh/chị … (có thể thay thành tên công ty nếu không nắm rõ tên nhà tuyển dụng)

Cảm ơn rất nhiều vì anh/chị đã tạo cho tôi cơ hội được làm việc tại Công ty … Tôi đánh giá cao lời đề nghị và sự quan tâm của anh/chị trong việc tuyển dụng tôi. Sẽ là một quyết định khó khăn và thật tiếc khi phải nói tôi không thể làm việc tại vị trí này. Sau một thời gian dài cân nhắc, tôi đã nhận một vị trí với một công ty khác phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp hiện tại của tôi hơn.

Một lần nữa, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với lời đề nghị và cũng rất tiếc vì không thể trở thành một phần của quý công ty tại thời điểm này. Hi vọng anh/chị sớm tìm được một ứng viên khác phù hợp cho vị trí này. Cảm ơn anh/chị một lần nữa vì một buổi phỏng vấn tuyệt vời như vậy.

Trân trọng

Ký tên

Người lao động có thể tìm kiếm việc làm bằng cách nào?

Căn cứ Điều 10 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền làm việc của người lao động, cụ thể như sau:

Quyền làm việc của người lao động
1. Được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
2. Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình.

Theo đó, người lao động được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.

Người lao động có thể tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình bằng cách:

- Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động.

- Thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm việc làm.

Từ chối nhận việc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Cách viết thư từ chối nhận việc chuyên nghiệp cho người lao động?
Đi đến trang Tìm kiếm - Từ chối nhận việc
22,257 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Từ chối nhận việc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Từ chối nhận việc

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất Toàn bộ văn bản về tính lương làm thêm giờ năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào