Cách ghi lý do chấm dứt hợp đồng lao động?

Người lao động khi muốn chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật thì có các cách ghi lý do chấm dứt hợp đồng lao động nào? Câu hỏi của chị Hiền (Hà Nội)

Hiện nay, để người lao động được hưởng đầy đủ các quyền lợi tối đa sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thì bắt buộc người lao động phải có lý do chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật. Sau đây là những cách ghi lý do chấm dứt hợp đồng lao động dành cho người lao động:

Các cách ghi lý do chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật cho người lao động?

Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.
11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.
12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
13. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

Theo đó, để chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật người lao động phải đảm bảo chấm dứt hợp đồng lao động thuộc 13 trường hợp được quy định như trên.

Và theo khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
...

Theo quy định, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, tuy nhiên phải báo trước cho người sử dụng lao động mới được coi là đúng pháp luật.

Hiện nay, có nhiều cách ghi lý do chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động, ví dụ như:

- Thỏa thuận giữa hai bên: Do các lý do khác nhau, hai bên có thể thống nhất chấm dứt hợp đồng lao động.

- Hết thời hạn hợp đồng: Hợp đồng lao động thời hạn sẽ tự động chấm dứt khi đến ngày hết hạn, trừ khi hai bên thỏa thuận gia hạn.

- Khi người lao động nghỉ hưu: Khi người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động sẽ chấm dứt.

- Vi phạm đến lợi ích người lao động được pháp luật quy định.

Tuy nhiên, để ghi lý do chấm dứt hợp đồng lao động, cần phải tuân thủ các yêu cầu sau:

- Ghi rõ lý do chấm dứt hợp đồng lao động: Lý do chấm dứt hợp đồng lao động phải được ghi rõ ràng, dễ hiểu và cụ thể. Nếu lý do chấm dứt hợp đồng có liên quan đến vi phạm nội quy, thì người lao động cần đề cập đến các quy định vi phạm cụ thể.

- Sử dụng ngôn ngữ chính xác và lịch sự: Khi viết lý do chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động cần sử dụng ngôn ngữ chính xác, tránh sử dụng ngôn từ không phù hợp.

Cách ghi lý do chấm dứt hợp đồng lao động?

Cách ghi lý do chấm dứt hợp đồng lao động? (Hình từ Internet)

Các trường hợp đặc biệt người lao động nghỉ việc không cần báo trước và vẫn được cho là chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
...
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Như vậy, người lao động thuộc các trường hợp trên khi chấm dứt hợp đồng lao động sẽ không cần báo trước. Khi đó người lao động vẫn có thể được hưởng các lợi ích trừ trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc việc, hưởng lương, ngày nghỉ phép và không bị phạt hợp đồng lao động.

Chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ ảnh hưởng như thế nào tới người lao động?

Theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Theo quy định, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật người lao động sẽ chịu ảnh hưởng từ các quyền lợi được quy định như trên

Ngoài ra, khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật còn có thể bị phạt, mức phạt theo hợp đồng lao động đã thỏa thuận hoặc căn cứ vào thiệt hại của người sử dụng lao động.

Chấm dứt hợp đồng lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động là cá nhân bị chết thì hợp đồng lao động ký với người lao động trước đó có tiếp tục thực hiện?
Lao động tiền lương
Công ty có phải cung cấp tài liệu về quá trình làm việc của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động không?
Lao động tiền lương
Tải mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất hiện nay ở đâu? Không thông báo chấm dứt hợp đồng lao động bị phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động có dùng làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Lao động tiền lương
Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn có phải hoàn trả chi phí đào tạo không?
Lao động tiền lương
03 trách nhiệm của công ty bắt buộc thực hiện khi chấm dứt hợp đồng lao động là gì?
Lao động tiền lương
Chi phí gửi các tài liệu về quá trình làm việc cho người lao động khi chấm dứt HĐLĐ do ai trả?
Lao động tiền lương
Công ty cung cấp thông tin không trung thực thì người lao động có đương nhiên chấm dứt HĐLĐ hay không?
Lao động tiền lương
Có quy định mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động hay không?
Lao động tiền lương
NLĐ được chấm dứt hợp đồng lao động khi nơi làm việc thực tế khác với nơi làm việc giao kết trên hợp đồng lao động không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Chấm dứt hợp đồng lao động
34,211 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chấm dứt hợp đồng lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chấm dứt hợp đồng lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất Toàn bộ văn bản về tính lương làm thêm giờ năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào