Các mức trợ cấp tai nạn lao động cho người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, cụ thể ra sao?
- Các mức trợ cấp tai nạn lao động cho người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, cụ thể ra sao?
- Mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn vẫn được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện trong trường hợp nào?
- Tạm dừng đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện trong trường hợp nào?
Các mức trợ cấp tai nạn lao động cho người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, cụ thể ra sao?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Trợ cấp tai nạn lao động
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 100% do tai nạn lao động thì được hưởng trợ cấp một lần như sau:
a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng ba lần mức lương tối thiểu tháng tính theo vùng IV do Chính phủ quy định (sau đây gọi tắt là tháng lương tối thiểu vùng IV), sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,3 lần tháng lương tối thiểu vùng IV;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 lần tháng lương tối thiểu vùng IV, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 lần tháng lương tối thiểu vùng IV;
c) Thời gian làm căn cứ tính hưởng chế độ tai nạn lao động quy định tại điểm b khoản này là tổng thời gian người lao động đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, tính đến tháng trước liền kề tháng bị tai nạn lao động; nếu đóng không liên tục thì được cộng dồn; một năm được tính khi có đủ 12 tháng đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
d) Trợ cấp tai nạn lao động một lần quy định tại khoản này được tính theo công thức sau:
...
Và căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP mức lương tối thiểu vùng như sau:
- Vùng 1 là 4.960.000 đồng/tháng; 23.800 đồng/giờ.
- Vùng 2 là 4.410.000 đồng/tháng; 21.200 đồng/giờ.
- Vùng 3 là 3.860.000 đồng/tháng; 18.600 đồng/giờ.
- Vùng 4 là 3.450.000 đồng/tháng; 16.600 đồng/giờ.
Theo quy định, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025 đủ điều kiện hưởng thì được nhận tiền trợ cấp tai nạn lao động như sau:
Mức trợ cấp một lần = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động + Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:
+ Bị suy giảm khả năng lao động 5%
Tiền trợ cấp tai nạn lao động = 3 x 3.450.000 = 10.350.000 đồng
+ Sau đó cứ bị suy giảm khả năng lao động thêm 1% thì tiền trợ cấp được hưởng thêm 0,3 lần tháng lương tối thiểu vùng 4, tức là 1.035.000 đồng.
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện:
+ Từ một năm trở xuống:
Tiền trợ cấp = 0,5 x tháng lương tối thiểu vùng 4 = 1.725.000 đồng
+ Cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 lần tháng lương tối thiểu vùng 4, tức là 1.035.000 đồng.
* Trường hợp thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động:
Tiền trợ cấp tai nạn lao động = 31,5 x tháng lương tối thiểu vùng 4 = 31,5 x 3.450.000 = 108.675.000 đồng
Tuy nhiên phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động;
- Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đau do tai nạn lao động;
- Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật do tai nạn lao động mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.
* Trường hợp giám định lại có kết quả tăng mức suy giảm khả năng lao động so với mức suy giảm khả năng lao động đã được hưởng trợ cấp, người lao động được hưởng thêm trợ cấp bổ sung một lần để bảo đảm hưởng đủ mức trợ cấp tương ứng với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động tăng thêm.
Mức trợ cấp một lần bổ sung = (Mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động sau khi giám định lại - mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động) x 0,3 x Lương tháng tối thiểu vùng 4
Các mức trợ cấp tai nạn lao động cho người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)
Mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn vẫn được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Người lao động đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện quy định tại Điều 4 của Nghị định này khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn lao động xảy ra trong thời gian tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện;
b) Không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người lao động không được hưởng các chế độ tai nạn lao động tại Điều 4 của Nghị định này nếu tai nạn xảy ra do một trong các nguyên nhân sau:
a) Mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến công việc, nhiệm vụ lao động;
b) Người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
c) Sử dụng chất ma tuý, chất gây nghiện trái quy định của pháp luật.
Theo đó, điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện gồm chế độ giám định mức suy giảm khả năng lao động và chế độ trợ cấp tai nạn lao động như sau:
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn lao động xảy ra trong thời gian tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện;
- Không thuộc các trường hợp sau:
Người lao động bị tai nạn xảy ra do một trong các nguyên nhân sau:
+ Mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến công việc, nhiệm vụ lao động;
+ Người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
+ Sử dụng chất ma tuý, chất gây nghiện trái quy định của pháp luật.
Như vậy, mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn vẫn được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện trong trường hợp liên quan đến công việc, nhiệm vụ lao động.
Tạm dừng đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Tạm dừng đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Khi quá thời điểm đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 11 của Nghị định này mà người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện không đóng bảo hiểm thì được coi là tạm dừng đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
2. Người đang tạm dừng đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này.
Theo đó, người lao động tạm dừng đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện trong trường hợp sau:
- Khi quá thời điểm đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện mà người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện không đóng bảo hiểm thì được coi là tạm dừng đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
- Người đang tạm dừng đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng theo quy định.
Lưu ý: Nghị định 143/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/1/2025.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?