Bị suy giảm khả năng lao động thì có thể nghỉ hưu trước tuổi bao nhiêu năm?
Bị suy giảm khả năng lao động thì có thể nghỉ hưu trước tuổi bao nhiêu năm?
Tại Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%;
b) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
...
Theo đó, người lao động khi bị suy giảm khả năng lao động thì có thể nghỉ hưu trước tuổi. Thời gian nghỉ hưu sớm có thể từ 05 – 10 tuổi so với độ tuổi nghỉ hưu thông thường. Cụ thể:
- Nghỉ hưu sớm 5 tuổi: Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81% và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
- Nghỉ hưu sớm 10 tuổi: Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
- Được nghỉ hưu luôn không cần xét đến tuổi nghỉ hưu: Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có ít nhất 15 năm làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đồng thời đã đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội trở lên.
Hiện nay, theo quy định về độ tuổi nghỉ hưu tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ.
Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Bị suy giảm khả năng lao động thì có thể nghỉ hưu trước tuổi bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Người lao động nghỉ hưu trước tuổi sẽ bị trừ tỷ lệ lương hưu như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì trường hợp người lao động bị trừ tỷ lệ lương hưu do về hưu trước tuổi thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%
Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 6 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm (%) do nghỉ hưu trước tuổi.
Cách tính lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Mức lương hưu hằng tháng
Mức lương hưu hằng tháng tại Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
2. Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội được tính như sau:
a) Người lao động nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
c) Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Như vậy, để xác định được tiền lương hưu hằng tháng nhận được khi nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động thì người lao động cần phải xác định được tỷ lệ hưởng lương hưu của mình là bao nhiêu.
Theo đó, việc tính lương hưu hằng tháng khi nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động có thể tính dựa theo công thức sau đây:
Trong đó:
- A là số năm nghỉ hưu trước tuổi.
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được quy định tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội thì bạn có thể xem thêm quy định cụ thể tại Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Năm 2025, tăng lương giáo viên các cấp được Chính phủ đề xuất khi tình hình kinh tế xã hội thuận lợi và cân đối được nguồn có đúng không?
- Năm 2025, điều chỉnh tăng lương hưu người lao động khu vực doanh nghiệp và khu vực công sẽ được Chính phủ đề xuất trong trường hợp thế nào?