Bên thuê lại lao động phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình bị phạt bao nhiêu tiền?
Bên thuê lại lao động phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ theo Điều 57 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động
1. Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của mình.
2. Không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.
3. Thỏa thuận với người lao động thuê lại về làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật này.
4. Thỏa thuận với người lao động thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng chính thức người lao động thuê lại làm việc cho mình trong trường hợp hợp đồng lao động của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động chưa chấm dứt.
5. Trả lại người lao động thuê lại không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
6. Cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động.
Như vậy, tại quy định về quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động, pháp luật quy định nghĩa vụ của bên thuê lại lao động là không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.
Do đó, việc bên thuê lại lao động phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình là hành vi vi phạm pháp luật.
Người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình sẽ bị xử phạt vì vi phạm quy định về cho thuê lại lao động.
Bên thuê lại lao động phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình bị phạt bao nhiêu tiền?
Bên thuê lại lao động phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về cho thuê lại lao động
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với bên thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo hoặc không hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết một trong các nội dung sau: nội quy lao động; các yếu tố nguy hiểm; yếu tố có hại; các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và các quy chế khác của mình;
b) Không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại theo quy định của pháp luật;
c) Không kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người bị nạn; không khai báo hoặc điều tra tai nạn khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuê lại theo quy định của pháp luật;
d) Phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.
...
Như vậy, đối với hành vi phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình, bên thuê lại lao động sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu - 5 triệu đồng.
Tuy nhiên đây chỉ là mức phạt đối với cá nhân, trường hợp là các tổ chức theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì sẽ chịu phạt gấp 02 lần mức phạt nêu trên.
Cho thuê lại lao động là gì?
Căn cứ theo Điều 52 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Cho thuê lại lao động
1. Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.
2. Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và áp dụng đối với một số công việc nhất định.
Như vậy, cho thuê lại lao động là việc chuyển giao người lao động từ một doanh nghiệp cho thuê đến một doanh nghiệp khác để thực hiện công việc cụ thể, trong khi vẫn giữ nguyên hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê.
Hình thức này không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn nhân lực mà còn tạo ra sự linh hoạt trong việc đáp ứng nhu cầu công việc tạm thời.
Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, hoạt động cho thuê lại lao động phải tuân thủ các quy định pháp luật nghiêm ngặt và chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện hành nghề, có Giấy phép hoạt động cho thuê lại, và hoạt động này chỉ áp dụng với một số công việc nhất định.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?