Bến phà Cát Lái có đi qua tỉnh Đồng Nai hay không? Mức lương tối thiểu vùng tỉnh Đồng Nai là bao nhiêu?
Bến phà Cát Lái có đi qua tỉnh Đồng Nai hay không?
Bến phà Cát Lái nằm ở cuối đường Nguyễn Thị Định, phường Thạnh Mỹ Lợi, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh và kết nối với xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Phà Cát Lái đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thông giữa Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, do lượng phương tiện qua lại đông đúc, phà Cát Lái thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe. Dự án Cầu Cát Lái đang được triển khai xây dựng và dự kiến hoàn thành vào năm 2025, hứa hẹn sẽ giải quyết được tình trạng kẹt xe tại khu vực này.
Như vậy, bến phà Cát Lái có đi qua tỉnh Đồng Nai.
Bến phà Cát Lái có đi qua tỉnh Đồng Nai hay không? Mức lương tối thiểu vùng tỉnh Đồng Nai là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức lương tối thiểu vùng tỉnh Đồng Nai hiện nay là bao nhiêu?
Tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP có quy định về mức lương tối thiểu như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:
a) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
b) Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
c) Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
d) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
đ) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
e) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Dẫn chiếu đến Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai sẽ được áp dụng các mức sau:
- Các thành phố Biên Hòa, Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai: 4.680.000 đồng/tháng hoặc 22.500 đồng/giờ
- Các huyện Định Quán, Thống Nhất thuộc tỉnh Đồng Nai: 4.160.000 đồng/tháng hoặc 20.000 đồng/giờ
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai: 3.640.000 đồng/tháng hoặc 17.500 đồng/giờ
Năm 2024, mức lương tối thiểu vùng tỉnh Đồng Nai sẽ tăng lên bao nhiêu?
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã có Tờ trình số 15/TTr-BLĐTBXH trình Chính phủ về dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Xem dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động: Tại đây
Theo đó , Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 2024 là 6%, thời gian áp dụng từ ngày 01/7/2024, theo mức tăng này thì tiền lương tối thiểu vùng dự kiến tăng lên cụ thể như sau:
- Vùng 1 tăng từ 4,68 triệu đồng/tháng lên 4,96 triệu đồng/tháng (tăng thêm 280 nghìn đồng).
- Vùng 2 tăng từ 4,16 triệu đồng/tháng lên 4,41 triệu đồng/tháng (tăng 250 nghìn đồng).
- Vùng 3 tăng từ 3,64 triệu đồng/tháng lên 3,86 triệu đồng/tháng (tăng 220 nghìn đồng).
- Vùng 4 tăng từ 3,25 triệu đồng/tháng lên 3,45 triệu đồng/tháng (tăng 200 nghìn đồng).
Đối với lương tối thiểu giờ, hội đồng cũng thống nhất tăng tương ứng 6%, vùng 1 đạt 23.800 đồng; vùng 2 lên 21.200 đồng; vùng 3 là 18.600 đồng; vùng 4 là 16.600 đồng.
Như vậy, từ ngày 01/7/2024, so với mức lương tối thiểu vùng quy định hiện tại ở Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu vùng tăng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có thể tăng lên như sau:
- Các thành phố Biên Hòa, Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai: 4.960.000 đồng/tháng hoặc 23.5800 đồng/giờ
- Các huyện Định Quán, Thống Nhất thuộc tỉnh Đồng Nai: 4.410.000 đồng/tháng hoặc 21.200 đồng/giờ
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai: 3.860.000 đồng/tháng hoặc 18.600 đồng/giờ
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Người lao động được nghỉ giữa giờ bao lâu?