Bao nhiêu tuổi thì hết tuổi lao động theo quy định của Bộ luật Lao động mới nhất?
Bao nhiêu tuổi thì hết tuổi lao động theo quy định của Bộ luật Lao động mới nhất?
Tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau thì độ tuổi lao động tối thiểu của hầu hết các ngành nghề, công việc là 15 tuổi.
Với một số ngành nghề, công việc nhẹ nhàng thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành thì người sử dụng lao động được phép tuyển dụng cả những người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 143 Bộ luật Lao động 2019.
Riêng công việc về nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người lao động dưới 13 tuổi và được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đồng ý cho phép tuyển dụng thì người sử dụng lao động có thể sử dụng người lao động chưa đủ 13 tuổi để thực hiện các công việc kể trên theo quy định tại khoản 3 Điều 145 Bộ luật Lao động 2019.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP, kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu và tuổi hưởng lương hưu của người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình mỗi năm tăng thêm 3 tháng cho đến khi đạt 62 tuổi đối với lao động nam, và tăng thêm 4 tháng cho đến khi đủ 60 tuổi đối với lao động nữ.
Tính đến năm 2025, người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường sẽ có tuổi nghỉ hưu là 61 tuổi 3 tháng đối với nam và 56 tuổi 8 tháng đối với nữ.
Như vậy, độ tuổi lao động năm 2025 trong điều kiện lao động bình thường sẽ từ:
- 15 tuổi đến đủ 61 tuổi 3 tháng đối với nam;
- 15 tuổi đến đủ 56 tuổi 8 tháng đối với nữ.
Tuy nhiên, người lao động vẫn có thể tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 148 Bộ Luật Lao động 2019.
Như vậy, Bộ luật Lao động 2019 hiện chỉ giới hạn độ tuổi lao động năm 2025 tối thiểu như trên chứ không giới hạn độ tuổi tối đa.
Do đó, nếu người lao động còn đủ sức khỏe để thực hiện công việc, đồng thời người sử dụng lao động có nhu cầu tuyển dụng thì các bên hoàn toàn có thể ký hợp đồng lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.
Bao nhiêu tuổi thì hết tuổi lao động theo quy định của Bộ luật Lao động mới nhất? (Hình từ Internet)
Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm việc trong những trường hợp nào?
Theo Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Sử dụng người lao động cao tuổi
1. Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
2. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.
Theo đó, không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động cao tuổi bao lâu một lần?
Theo khoản 1 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
...
Như vậy, đối với người lao động cao tuổi thì người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất 6 tháng/lần.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?