Bảo hiểm hưu trí và chế độ hưu trí có giống nhau hay không?

Cho tôi hỏi bảo hiểm hưu trí và chế độ hưu trí nhau hay không? Nên lựa chọn cái nào là tốt nhất? Câu hỏi của anh Khoa (Vĩnh Long).

Bảo hiểm hưu trí là gì?

Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 115/2013/TT-BTC định nghĩa bảo hiểm hưu trí như sau:

Bảo hiểm hưu trí
1. Bảo hiểm hưu trí là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ do doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nhằm cung cấp thu nhập bổ sung cho người được bảo hiểm khi hết tuổi lao động.
2. Bảo hiểm hưu trí bao gồm bảo hiểm hưu trí cho từng cá nhân và bảo hiểm hưu trí cho nhóm người lao động. Trường hợp bảo hiểm hưu trí cho nhóm người lao động (sau đây gọi là bảo hiểm hưu trí nhóm), bên mua bảo hiểm là chủ sử dụng lao động, người lao động sẽ được nhận toàn bộ quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm sau một thời hạn nhất định theo thỏa thuận giữa các bên và được ghi nhận tại hợp đồng bảo hiểm.
3. Trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm, người được bảo hiểm bắt đầu nhận quyền lợi bảo hiểm hưu trí khi đạt đến tuổi theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, nhưng không dưới 55 (năm mươi lăm) tuổi đối với nữ và 60 (sáu mươi) tuổi đối với nam.
4. Quyền lợi bảo hiểm cơ bản bao gồm quyền lợi hưu trí định kỳ và quyền lợi bảo hiểm rủi ro.
5. Mỗi người được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm hưu trí cá nhân hay hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm có một tài khoản bảo hiểm hưu trí riêng theo quy định tại Thông tư này.

Như vậy, bảo hiểm hưu trí là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ do doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nhằm cung cấp thu nhập bổ sung cho người được bảo hiểm khi hết tuổi lao động.

Bảo hiểm hưu trí và chế độ hưu trí có giống nhau hay không?

Bảo hiểm hưu trí và chế độ hưu trí có giống nhau hay không?

Chế độ hưu trí là gì?

Hiện nay, pháp luật chưa có định nghĩa cụ thể về "chế độ hưu trí". Tuy nhiên căn cứ theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì chế độ hưu trí hay hưu trí là một trong những chế độ được hưởng từ bảo hiểm xã hội bắt buộc hay bảo hiểm xã hội tự nguyện. Điều này được thể hiện tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.

Đồng thời, tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng có giải thích về bảo hiểm xã hội như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Bảo hiểm hưu trí và chế độ hưu trí có giống nhau hay không?

Từ các quy định đã đề cập ở trên có thể thấy bảo hiểm hưu trí và chế độ hưu trí không giống nhau cụ thể:

Phân biệt

Bảo hiểm hưu trí

Chế độ hưu trí

Nơi tổ chức

Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện

Thuộc bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức

Bắt buộc người lao động tham gia

Không bắt buộc tham gia

Bảo hiểm xã hội bắt buộc: bắt buộc tham gia

Bảo hiểm xã hội tự nguyện: không bắt buộc tham gia

Các chế độ

- Hưu trí định kỳ

- Bảo hiểm rủi ro

- Lương hưu

- Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu


Thời điểm hưởng chế độ

Sẽ được nhận toàn bộ quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm sau một thời hạn nhất định theo thỏa thuận giữa các bên và được ghi nhận tại hợp đồng bảo hiểm.

Đáp ứng đủ điều kiện hưởng theo quy định pháp luật.

Phương thức đóng

Khoản đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện định kỳ hoặc một lần theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm hưu trí.

-Bảo hiểm xã hội tự nguyện:

+ Đóng hằng tháng;

+ Đóng 03 tháng một lần;

+ Đóng 06 tháng một lần;

+ Đóng 12 tháng một lần;

+ Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;

+ Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

-Bảo hiểm xã hội bắt buộc

+ Đóng hằng tháng

+ Đóng 03 hoặc 06 tháng một lần

+ Đóng theo địa bàn

( Căn cứ theo Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 được sửa đổi tại Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020Quyết định 888/QĐ-BHXH năm 2018)

Như vậy, nếu người lao động đang trong mối quan hệ lao động sẽ bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và nhận được chế độ hưu trí. Bên cạnh đó người lao động cũng có thể mua thêm sản phẩm bảo hiểm hưu trí từ doanh nghiệp bảo hiểm.

Tuỳ theo nhu cầu và tình hình thực tế mà người lao động có thể lựa chọn các sản phẩm bảo hiểm hưu trí phù hợp với cá nhân.

Người lao động tham gia bảo hiểm hưu trí và chế độ hưu trí thì nhận được quyền lợi gì?

(1) Quyền lợi từ bảo hiểm hưu trí:

Khi tham gia bảo hiểm hưu trí, người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi từ Điều 115 Nghị định 46/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm, như sau:

Quyền lợi bảo hiểm cơ bản của hợp đồng bảo hiểm hưu trí
1. Doanh nghiệp bảo hiểm được chủ động thiết kế sản phẩm bảo hiểm hưu trí nhưng phải bao gồm quyền lợi hưu trí định kỳ theo quy định tại khoản 2 Điều này và quyền lợi bảo hiểm rủi ro theo quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Đối với quyền lợi hưu trí định kỳ, doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm:
a) Quyền lợi hưu trí được chi trả định kỳ đến khi người được bảo hiểm tử vong hoặc tối thiểu 10 năm, tùy theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thoả thuận về mức hưởng quyền lợi hưu trí mỗi kỳ, số ký nhận quyền lợi hưu trí;
c) Tính lãi tích luỹ từ phần quyền lợi hưu trí chưa chi trả cho bên mua bảo hiểm, nhưng không thấp hơn lãi suất đầu tư cam kết tối thiểu thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
3. Đối với quyền lợi bảo hiểm rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo bên mua bảo hiểm được hưởng trong thời hạn đóng phí bảo hiểm và có thể tiếp tục cung cấp quyền lợi này trong thời gian nhận quyền lợi hưu trí, tùy theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm. Quyền lợi bảo hiểm rủi ro bao gồm tối thiểu các quyền lợi sau:
a) Quyền lợi trợ cấp mai táng:
Khi nhận được yêu cầu thanh toán quyền lợi bảo hiểm tử vong, bất kể thuộc phạm vi bảo hiểm hay không, doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả ngay khoản trợ cấp mai táng cho người thụ hưởng số tiền theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
b) Quyền lợi bảo hiểm tử vong và quyền lợi thương tật toàn bộ vĩnh viễn:
Khi người được bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn thuộc phạm vi bảo hiểm và trong thời hạn quy định, doanh nghiệp bảo hiểm chi trả cho người thụ hưởng số tiền bảo hiểm theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm;
Bên mua bảo hiểm được lựa chọn số tiền bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và được điều chỉnh số tiền bảo hiểm trong thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.

Như vậy khi tham gia bảo hiểm hưu trí, cá nhân sẽ được hưởng quyền lợi về:

- Hưu trí định kỳ

- Bảo hiểm rủi ro

(2) Quyền lợi từ chế độ hưu trí

* Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Khi đảm bảo đủ điều kiện, người lao động sẽ được nhận mức lương hưu như sau:

Tại khoản Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP có quy định mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

- Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

- Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động sẽ được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Bên cạnh đó người lao động còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu (Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

* Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:

Căn cứ Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định mức lương hưu của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bắt đầu hưởng lương năm 2023 được xác định như sau:

Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

Trong đó:

Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng được xác định như sau:

- Đối với lao động nam:

+ Đóng đủ 20 năm BHXH thì được 45% (NLĐ nghỉ hưu năm 2023, đóng đủ 20 năm BHXH thì được 45%)

+ Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%.

- Đối với lao động nữ

+ Đóng đủ 15 năm BHXH thì được 45%.

+ Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%.

Lưu ý: Mức hưởng tối đa là 75%.

Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng.

Ngoài ra người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn có thể được nhận trợ cấp một lần khi nghỉ hưu theo Điều 75 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Bảo hiểm hưu trí
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Bảo hiểm hưu trí là gì? Người lao động có nên mua bảo hiểm hưu trí?
Lao động tiền lương
Bảo hiểm hưu trí và chế độ hưu trí có giống nhau hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bảo hiểm hưu trí
3,191 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm hưu trí

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm hưu trí

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào