Bảo hiểm hưu trí là gì? Người lao động có nên mua bảo hiểm hưu trí?

Cho tôi hỏi bảo hiểm hưu trí là gì? Người lao động có nên mua bảo hiểm hưu trí? Câu hỏi của chị Trúc (Khánh Hoà)

Thế nào là bảo hiểm hưu trí?

Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 115/2013/TT-BTC (Được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 130/2015/TT-BTC) định nghĩa bảo hiểm hưu trí như sau:

Bảo hiểm hưu trí
1. Bảo hiểm hưu trí là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ do doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nhằm cung cấp thu nhập bổ sung cho người được bảo hiểm khi hết tuổi lao động.
2. Bảo hiểm hưu trí bao gồm bảo hiểm hưu trí cho từng cá nhân và bảo hiểm hưu trí cho nhóm người lao động. Trường hợp bảo hiểm hưu trí cho nhóm người lao động (sau đây gọi là bảo hiểm hưu trí nhóm), bên mua bảo hiểm là chủ sử dụng lao động, người lao động sẽ được nhận toàn bộ quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm sau một thời hạn nhất định theo thỏa thuận giữa các bên và được ghi nhận tại hợp đồng bảo hiểm.
3. Trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm, người được bảo hiểm bắt đầu nhận quyền lợi bảo hiểm hưu trí khi đạt đến tuổi theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, nhưng không dưới 55 (năm mươi lăm) tuổi đối với nữ và 60 (sáu mươi) tuổi đối với nam, trường hợp pháp luật có quy định khác về độ tuổi nghỉ hưu thì thực hiện theo quy định tại văn bản pháp luật đó về độ tuổi nghỉ hưu.
4. Quyền lợi bảo hiểm cơ bản bao gồm quyền lợi hưu trí định kỳ và quyền lợi bảo hiểm rủi ro.
5. Mỗi người được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm hưu trí cá nhân hay hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm có một tài khoản bảo hiểm hưu trí riêng theo quy định tại Thông tư này.

Như vậy, bảo hiểm hưu trí là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ do doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nhằm cung cấp thu nhập bổ sung cho người được bảo hiểm khi hết tuổi lao động.

Bảo hiểm hưu trí là gì? Người lao động có nên mua bảo hiểm hưu trí?

Bảo hiểm hưu trí là gì? Người lao động có nên mua bảo hiểm hưu trí?

Người lao động tham gia bảo hiểm hưu trí sẽ nhận được các quyền lợi gì?

Khi tham gia bảo hiểm hưu trí, người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi từ Điều 115 Nghị định 46/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm, như sau:

Quyền lợi bảo hiểm cơ bản của hợp đồng bảo hiểm hưu trí
1. Doanh nghiệp bảo hiểm được chủ động thiết kế sản phẩm bảo hiểm hưu trí nhưng phải bao gồm quyền lợi hưu trí định kỳ theo quy định tại khoản 2 Điều này và quyền lợi bảo hiểm rủi ro theo quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Đối với quyền lợi hưu trí định kỳ, doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm:
a) Quyền lợi hưu trí được chi trả định kỳ đến khi người được bảo hiểm tử vong hoặc tối thiểu 10 năm, tùy theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thoả thuận về mức hưởng quyền lợi hưu trí mỗi kỳ, số ký nhận quyền lợi hưu trí;
c) Tính lãi tích luỹ từ phần quyền lợi hưu trí chưa chi trả cho bên mua bảo hiểm, nhưng không thấp hơn lãi suất đầu tư cam kết tối thiểu thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
3. Đối với quyền lợi bảo hiểm rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo bên mua bảo hiểm được hưởng trong thời hạn đóng phí bảo hiểm và có thể tiếp tục cung cấp quyền lợi này trong thời gian nhận quyền lợi hưu trí, tùy theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm. Quyền lợi bảo hiểm rủi ro bao gồm tối thiểu các quyền lợi sau:
a) Quyền lợi trợ cấp mai táng:
Khi nhận được yêu cầu thanh toán quyền lợi bảo hiểm tử vong, bất kể thuộc phạm vi bảo hiểm hay không, doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả ngay khoản trợ cấp mai táng cho người thụ hưởng số tiền theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
b) Quyền lợi bảo hiểm tử vong và quyền lợi thương tật toàn bộ vĩnh viễn:
Khi người được bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn thuộc phạm vi bảo hiểm và trong thời hạn quy định, doanh nghiệp bảo hiểm chi trả cho người thụ hưởng số tiền bảo hiểm theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm;
Bên mua bảo hiểm được lựa chọn số tiền bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và được điều chỉnh số tiền bảo hiểm trong thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.

Như vậy khi tham gia bảo hiểm hưu trí, cá nhân sẽ được hưởng quyền lợi về:

- Hưu trí định kỳ: Quyền lợi hưu trí được chi trả định kỳ, tính lãi tích luỹ từ phần quyền lợi hưu trí chưa chi trả cho người mua bảo hiểm

- Bảo hiểm rủi ro: tối thiểu phải có quyền lợi trợ cấp mai táng, bảo hiểm tử vong và quyền lợi thương tật toàn bộ vĩnh viễn.

Từ đó, khi người lao động muốn mua bảo hiểm hưu trí cần xem xét kỹ lưỡng về các điều kiện, chi phí và lợi ích cụ thể của từng chương trình bảo hiểm để lựa chọn mua bảo hiểm hưu trí phù hợp với tình hình tài chính và mục tiêu cá nhân.

Các khoản phí tính khi người lao động mua bảo hiểm hưu trí là gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 114 Nghị định 46/2023/NĐ-CP có quy định như sau:

Đặc điểm nghiệp vụ bảo hiểm hưu trí
..
2. Sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm hưu trí có các đặc điểm sau đây:
a) Trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm, người được bảo hiểm bắt đầu nhận quyền lợi bảo hiểm hưu trí khi đạt đến tuổi theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, nhưng không thấp hơn độ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại văn bản pháp luật về độ tuổi nghỉ hưu;
b) Cơ cấu phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm hưu trí được tách bạch giữa phí đem đi đầu tư và phí ban đầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 99 Nghị định này;
c) Mỗi người được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm hưu trí cá nhân hay hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm có một tài khoản bảo hiểm hưu trí riêng theo quy định tại Điều 118 Nghị định này.

Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 99 Nghị định 46/2023/NĐ-CP có quy định các khoản tính phí như sau:

Các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm
1. Các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm bao gồm:
a) Phí ban đầu: được dùng để bù đắp chi phí liên quan tới việc khai thác hợp đồng bảo hiểm, chi phí vốn của doanh nghiệp bảo hiểm. Phí ban đầu được khấu trừ theo tỷ lệ phần trăm (%) phí bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Phần phí bảo hiểm sau khi khấu trừ phần phí ban đầu là phần phí đem đi đầu tư và được phân bổ vào quỹ liên kết đầu tư (đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư), quỹ hưu trí tự nguyện (đối với hợp đồng bảo hiểm hưu trí) trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm nhận được phí bảo hiểm;
b) Phí quản lý hợp đồng: được dùng bù đắp chi phí liên quan đến việc duy trì hợp đồng bảo hiểm và cung cấp thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm. Phí quản lý hợp đồng được khấu trừ từ giá trị tài khoản của bên mua bảo hiểm;
c) Phí rủi ro: được dùng để chi trả quyền lợi bảo hiểm rủi ro theo cam kết tại hợp đồng bảo hiểm. Phí rủi ro được khấu trừ từ giá trị tài khoản của bên mua bảo hiểm;
d) Phí quản lý quỹ: được dùng để chi trả cho các hoạt động đầu tư, hoạt động định giá tài sản, hoạt động giám sát và quản lý quỹ. Phí quản lý quỹ được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) giá trị tài sản ròng của quỹ liên kết đầu tư (đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư), quỹ hưu trí tự nguyện (đối với hợp đồng bảo hiểm hưu trí). Phí quản lý quỹ được khấu trừ trước khi xác định kết quả đầu tư của quỹ liên kết đầu tư (đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư), quỹ hưu trí tự nguyện (đối với hợp đồng bảo hiểm hưu trí);
đ) Phí chấm dứt hợp đồng trước hạn (áp dụng đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư): được dùng để bù đắp các khoản chi phí hợp lý có liên quan đến việc bên mua bảo hiểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước hạn. Phí chấm dứt hợp đồng trước hạn được trừ từ giá trị tài khoản của bên mua bảo hiểm;
e) Phí chuyển đổi quỹ liên kết đơn vị (áp dụng đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị): là khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm khi thực hiện chuyển đổi tài sản đầu tư giữa các quỹ liên kết đơn vị;
g) Phí chuyển tài khoản bảo hiểm hưu trí (áp dụng đối với sản phẩm bảo hiểm hưu trí): là khoản phí bên mua bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp bảo hiểm hiện đang quản lý tài khoản bảo hiểm hưu trí khi thực hiện chuyển giao tài khoản bảo hiểm hưu trí sang doanh nghiệp bảo hiểm mới.
...

Như vậy, các khoản phí tính khi người lao động mua bảo hiểm hưu trí gồm:

- Phí ban đầu: được dùng để bù đắp chi phí liên quan tới việc khai thác hợp đồng bảo hiểm, chi phí vốn của doanh nghiệp bảo hiểm. Phí ban đầu được khấu trừ theo tỷ lệ phần trăm (%) phí bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm.

- Phí đầu tư: Phần phí bảo hiểm sau khi khấu trừ phần phí ban đầu là phần phí đem đi đầu tư và được phân bổ vào quỹ liên kết đầu tư (đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư), quỹ hưu trí tự nguyện (đối với hợp đồng bảo hiểm hưu trí) trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm nhận được phí bảo hiểm.

Bảo hiểm hưu trí
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Bảo hiểm hưu trí là gì? Người lao động có nên mua bảo hiểm hưu trí?
Lao động tiền lương
Bảo hiểm hưu trí và chế độ hưu trí có giống nhau hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bảo hiểm hưu trí
16,975 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm hưu trí

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm hưu trí

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản hướng dẫn hoạt động Kinh doanh bảo hiểm mới nhất Toàn bộ văn bản hướng dẫn Hợp đồng bảo hiểm mới nhất Tổng hợp văn bản nổi bật về Doanh nghiệp bảo hiểm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào