Báo cáo viên trong cơ sở giáo dục là ai?
Báo cáo viên trong cơ sở giáo dục là ai?
Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 11/2013/TT-BGDĐT sửa đổi Quy định về chế độ thỉnh giảng trong cơ sở giáo dục kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, có giải thích về báo cáo viên trong cơ sở giáo dục như sau:
Báo cáo viên là các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nhân, nghệ nhân, người lao động ở trong và ngoài nước được các cơ sở giáo dục mời báo cáo chuyên đề, kinh nghiệm thực tiễn nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, gắn giáo dục và đào tạo với thực tiễn.
Tiêu chuẩn của báo cáo viên:
+ Có năng lực, am hiểu sâu về lĩnh vực, chuyên ngành được báo cáo;
+ Có lập trường chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành tốt chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Báo cáo viên trong cơ sở giáo dục là ai?
Báo cáo viên trong cơ sở giáo dục có trách nhiệm quyền hạn ra sao?
Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 11/2013/TT-BGDĐT sửa đổi Quy định về chế độ thỉnh giảng trong cơ sở giáo dục kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, có quy định trách nhiệm quyền hạn của báo cáo viên trong cơ sở giáo dục như sau:
+ Trách nhiệm của báo cáo viên:
Trách nhiệm của báo cáo viên được thực hiện theo quy định như trách nhiệm của nhà giáo thỉnh giảng quy định tại Điều 8 của Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT.
+ Quyền của báo cáo viên:
- Được cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho hoạt động chuyên môn theo thỏa thuận.
- Được hưởng thù lao theo quy định hoặc theo thỏa thuận.
- Được hưởng các quyền lợi khác trong trường hợp pháp luật có quy định.
Hợp đồng báo cáo đối với báo cáo viên trong cơ sở giáo dục được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 13c Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 11/2013/TT-BGDĐT ban hành kèm theo quy định:
Hợp đồng báo cáo; trách nhiệm và quyền của cơ sở giáo dục đối với báo cáo viên; trách nhiệm và quyền của cơ quan, tổ chức nơi báo cáo viên công tác
1. Hợp đồng báo cáo đối với báo cáo viên được thực hiện theo quy định như hợp đồng thỉnh giảng đối với nhà giáo thỉnh giảng quy định tại Điều 7 của Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT.
2. Trách nhiệm và quyền của cơ sở giáo dục đối với báo cáo viên:
a) Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đối với báo cáo viên được thực hiện theo quy định như trách nhiệm của cơ sở thỉnh giảng đối với nhà giáo thỉnh giảng quy định tại Điều 10 của Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT .
b) Quyền của cơ sở giáo dục đối với báo cáo viên được thực hiện theo quy định như quyền của cơ sở thỉnh giảng đối với nhà giáo thỉnh giảng quy định tại Điều 11 của Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT.
3. Trách nhiệm và quyền của cơ quan, tổ chức nơi báo cáo viên công tác:
a) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức nơi báo cáo viên công tác được thực hiện theo quy định như trách nhiệm của cơ quan, tổ chức nơi nhà giáo thỉnh giảng công tác quy định tại Điều 12 của Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT .
b) Quyền của cơ quan, tổ chức nơi báo cáo viên công tác được thực hiện theo quy định như quyền của cơ quan, tổ chức nơi nhà giáo thỉnh giảng công tác quy định tại Điều 13 của Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT .”
Căn cứ Điều 7 Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT quy định:
Hợp đồng thỉnh giảng
1. Đối với nhà giáo thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức
a) Hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc. Việc giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng thực hiện theo các quy định tại Mục 7 Chương XVII Bộ luật Dân sự. Không thực hiện hợp đồng lao động đối với hoạt động thỉnh giảng của cán bộ, công chức, viên chức.
b) Trong hợp đồng thỉnh giảng phải có điều khoản nhà giáo thỉnh giảng cam kết bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác.
2. Đối với nhà giáo thỉnh giảng không phải là cán bộ, công chức, viên chức
a) Đối với các hoạt động nêu tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 2 Quy định này, hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng lao động đã được quy định tại Bộ luật Lao động. Việc giao kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng, việc khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo các quy định của pháp luật về lao động.
b) Đối với hoạt động thỉnh giảng nêu tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Quy định này, hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc. Việc giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng thực hiện theo các quy định tại Mục 7 Chương XVII Bộ luật Dân sự.
Theo đó, hợp đồng báo cáo đối với báo cáo viên trong cơ sở giáo dục chia làm 2 trường hợp:
- Là cán bộ, công chức, viên chức: ký hợp đồng vụ, việc. Việc giao kết hợp đồng được thực hiện theo Bộ luật Dân sự 2015, không được ký hợp đồng dưới dạng hợp đồng lao động.
- Không là cán bộ, công chức, viên chức: ký hợp đồng lao động, hợp đồng vụ, việc tùy theo từng trường hợp. Việc giao kết, thực hiện hợp đồng theo Bộ luật Lao động 2019 hoặc Bộ luật Dân sự 2015.
- Tăng lương hưu lần 3 cho đối tượng nào theo Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định?
- Chính thức kết luận của Phó Thủ tướng: Mức lương cơ sở mới của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang tác động đến chỉ số CPI như thế nào tại Thông báo 511?
- Chính sách tăng lương chính thức cho 02 đối tượng CBCCVC và 07 đối tượng LLVT khi thực hiện cải cách tiền lương, cụ thể như thế nào?
- Chốt đợt tăng lương hưu mới sau đợt tăng lương hưu lần 1, lần 2 hơn 15% là từ 1/7/2025 có đúng không?
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?