BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
11/2013/TT-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày
29 tháng 3 năm 2013
|
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH
VỀ CHẾ ĐỘ THỈNH GIẢNG TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ
44/2011/TT-BGDĐT NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 2011 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục
ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn
cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4
năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn
cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3
năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn
cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8
năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính
Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ sửa
đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP
ngày 11 tháng 5 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Theo
đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục,
Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của
Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục Ban hành kèm theo Thông
tư số 44/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm
2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 1. Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục
ban hành kèm theo Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. Điều 1 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định về chế độ
thỉnh giảng, báo cáo viên trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc
dân, bao gồm: thỉnh giảng, báo cáo viên và các hoạt động thỉnh giảng, báo cáo;
tiêu chuẩn của nhà giáo thỉnh giảng, tiêu chuẩn của báo cáo viên; hạn mức tiết
dạy, giờ giảng dạy đối với nhà giáo thỉnh giảng (sau đây gọi là giờ thỉnh giảng);
hợp đồng thỉnh giảng, hợp đồng báo cáo; trách nhiệm và quyền của nhà giáo thỉnh
giảng, của báo cáo viên, của cơ sở thỉnh giảng, của cơ quan, tổ chức nơi nhà
giáo thỉnh giảng, báo cáo viên công tác.
2. Văn bản này áp dụng đối với nhà
giáo thỉnh giảng, báo cáo viên, cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc
dân, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Văn bản này không áp dụng đối với
người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài đến giảng dạy tại các cơ
sở giáo dục Việt Nam (trừ trường hợp những người này làm báo cáo viên); cơ sở
giáo dục có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.
4. Văn bản này không áp dụng đối với
báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đảng và báo cáo viên pháp luật.”
2. Bổ sung Chương IVa sau Chương
IV như sau:
“Chương IVa
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VIÊN TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC
Điều 13a. Báo cáo viên, tiêu chuẩn của báo
cáo viên
1. Báo cáo
viên là các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nhân, nghệ nhân, người lao động ở
trong và ngoài nước được các cơ sở giáo dục mời báo cáo chuyên đề, kinh nghiệm
thực tiễn nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa
học, gắn giáo dục và đào tạo với thực tiễn.
2. Tiêu chuẩn
của báo cáo viên:
a) Có năng lực,
am hiểu sâu về lĩnh vực, chuyên ngành được báo cáo;
b) Có lập trường
chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành tốt chủ trương, chính
sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Điều 13b. Trách nhiệm và quyền của báo cáo
viên
1. Trách nhiệm của báo cáo viên:
Trách nhiệm của báo cáo viên được
thực hiện theo quy định như trách nhiệm của nhà giáo thỉnh giảng quy định tại Điều 8 của Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT.
2. Quyền của báo cáo viên:
a) Được cung cấp thông tin, tài liệu
cần thiết phục vụ cho hoạt động chuyên môn theo thỏa thuận.
b) Được
hưởng thù lao theo quy định hoặc theo thỏa thuận.
c) Được hưởng
các quyền lợi khác trong trường hợp pháp luật có quy định.
Điều 13c. Hợp đồng báo cáo; trách nhiệm và
quyền của cơ sở giáo dục đối với báo cáo viên; trách nhiệm và quyền của cơ
quan, tổ chức nơi báo cáo viên công tác
1. Hợp đồng báo cáo đối với báo cáo viên được thực
hiện theo quy định như hợp đồng thỉnh giảng đối với nhà giáo thỉnh giảng quy định
tại Điều 7 của Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT.
2. Trách nhiệm và quyền của cơ sở
giáo dục đối với báo cáo viên:
a) Trách nhiệm của cơ sở giáo dục
đối với báo cáo viên được thực hiện theo quy định như trách nhiệm của cơ sở thỉnh giảng đối với nhà giáo thỉnh giảng quy định
tại Điều 10 của Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT .
b) Quyền của cơ sở giáo dục đối với báo cáo viên được thực hiện theo quy định
như quyền của cơ sở thỉnh giảng đối với nhà giáo thỉnh giảng quy định tại Điều 11 của Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT.
3. Trách nhiệm và quyền của cơ
quan, tổ chức nơi báo cáo viên công tác:
a) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức
nơi báo cáo viên công tác được thực hiện theo quy định như trách nhiệm của cơ
quan, tổ chức nơi nhà giáo thỉnh giảng công tác quy định tại Điều
12 của Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT .
b) Quyền của cơ quan, tổ chức nơi
báo cáo viên công tác được thực hiện theo quy định như quyền của cơ quan, tổ chức
nơi nhà giáo thỉnh giảng công tác quy định tại Điều 13 của Thông
tư số 44/2011/TT-BGDĐT .”
Điều 2. Hiệu lực
thi hành
Thông tư này
có hiệu lực kể từ ngày 19 tháng 5 năm 2013.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán
bộ quản lý cơ sở giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ
trưởng các cơ sở giáo dục có trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận:
- Văn phòng TW;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Uỷ ban VHGD TNTNNĐ của QH; (Để báo cáo)
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Bộ trưởng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Như Điều 3;
- Công báo; Website Chính phủ;
- Website Bộ GD&ĐT;
- Lưu: VT, PC, Cục NG&CBQLCSGD.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Văn Ga
|