Nguyên nhân cần thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 có phải từ hệ thống chính trị còn cồng kềnh?

Nguyên nhân cần thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 có phải từ hệ thống chính trị còn cồng kềnh có đúng không?

Nguyên nhân cần thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 có phải từ hệ thống chính trị còn cồng kềnh?

Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đã chỉ ra nguyên nhân cần thực hiện cải cách tiền lương như sau:

- Chính sách tiền lương trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động.

- Quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương.

- Có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định bằng các văn bản quy định khác nhau làm phát sinh những bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ.

- Chưa phát huy được quyền, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá và trả lương, thưởng, gắn với năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

- Từ những hạn chế và bất cập nêu trên có nguyên nhân khách quan từ nội lực nền kinh tế còn yếu, chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp; tích luỹ còn ít, nguồn lực nhà nước còn hạn chế... nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.

- Việc thể chế hoá các chủ trương của Đảng về chính sách tiền lương còn chậm, chưa có nghiên cứu căn bản và toàn diện về chính sách tiền lương trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị còn cồng kềnh; chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao. Số đơn vị sự nghiệp công lập tăng nhanh, số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước còn quá lớn.

- Việc xác định vị trí việc làm còn chậm, chưa thực sự là cơ sở để xác định biên chế, tuyển dụng, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và trả lương.

- Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, hệ thống thông tin thị trường lao động, tiền lương, năng lực thương lượng về tiền lương của người lao động trong ký kết hợp đồng lao động và vai trò của tổ chức công đoàn trong các thoả ước lao động tập thể còn hạn chế.

- Công tác hướng dẫn, tuyên truyền về chính sách tiền lương chưa tốt, dẫn đến việc xây dựng và thực hiện một số chính sách còn chưa tạo được đồng thuận cao.

Theo Nghị quyết 27 có thể thấy rõ một trong những nguyên nhân cần thực hiện cải cách tiền lương là: Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị còn cồng kềnh; chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao. Số đơn vị sự nghiệp công lập tăng nhanh, số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước còn quá lớn.

Nguyên nhân cần thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 có phải từ hệ thống chính trị còn cồng kềnh?

Nguyên nhân cần thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 có phải từ hệ thống chính trị còn cồng kềnh?

Có tăng lương khu vực công sau cải cách tiền lương nữa hay không?

Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cũng đã đề ra các mục tiêu cụ thể trong việc tăng lương qua từng giai đoạn, trong đó cụ thể như sau:

2.2. Mục tiêu cụ thể
...
(2) Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
a) Đối với khu vực công
- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
b) Đối với khu vực doanh nghiệp
- Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
- Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.

Như mục tiêu cụ thể được đề ra theo Nghị quyết 27 đến năm 2025, trong bảng lương mới tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

Mục đích của việc bãi bỏ hệ số lương và mức lương cơ sở theo Nghị quyết 27 là gì?

Căn cứ theo tình hình và nguyên nhân được đề cập tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nội dung về mục đích của việc bãi bỏ hệ số lương và mức lương cơ sở như sau:

TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN
...
Bên cạnh kết quả đạt được, chính sách tiền lương vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Chính sách tiền lương trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động. Quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương. Có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định bằng các văn bản quy định khác nhau làm phát sinh những bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ. Chưa phát huy được quyền, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá và trả lương, thưởng, gắn với năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Như vậy, quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương.

Đồng thời, trong nội dung cải cách của Nghị quyết 27 cũng có đề cập rõ về các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới trong đó cần xác định:

Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.

Cải cách tiền lương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Hoàn thiện hồ sơ cải cách tiền lương và điều chỉnh lương hưu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ 2024 theo Nghị quyết 82/NQ-CP ra sao?
Lao động tiền lương
Đề xuất lộ trình cải cách tiền lương mới và điều chỉnh lương hưu cùng trợ cấp xã hội theo Nghị quyết 82/NQ-CP như thế nào?
Lao động tiền lương
Cải cách tiền lương theo Nghị quyết 93/NQ-CP ban hành ngày 18/6/2024 có nội dung ra sao?
Lao động tiền lương
Toàn bộ bảng lương mới từ 1/7/2024 của 02 đối tượng công chức, viên chức sẽ bãi bỏ khoản tiền bồi dưỡng xây dựng đề án đúng không?
Lao động tiền lương
Toàn bộ bảng lương mới từ 1/7/2024 của công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo và không giữ chức danh lãnh đạo mở rộng quan hệ tiền lương ra sao?
Lao động tiền lương
Toàn bộ bảng lương mới từ 1/7/2024 của CCVC giữ chức vụ lãnh đạo và không giữ chức danh lãnh đạo sẽ bãi bỏ khoản tiền bồi dưỡng xây dựng đề án?
Lao động tiền lương
Toàn bộ bảng lương mới từ 1/7/2024 của CCVC không giữ chức danh lãnh đạo sẽ bãi bỏ khoản tiền bồi dưỡng xây dựng đề án đúng không?
Lao động tiền lương
Toàn bộ bảng lương mới từ 1/7/2024 của 02 đối tượng công chức, viên chức mở rộng quan hệ tiền lương ra sao?
Lao động tiền lương
Toàn bộ bảng lương mới từ 1/7/2024 của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ có quỹ tiền thưởng ra sao?
Lao động tiền lương
Mức lương mới của Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp từ 01/7/2024 khi cải cách tiền lương dựa trên yếu tố nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Cải cách tiền lương
58,469 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cải cách tiền lương
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào