Bằng chuyên khoa 1 của Dược sĩ được cấp khi nào?
Dược sĩ chuyên khoa 1 là gì?
Dược sĩ chuyên khoa 1 là một cấp bậc chuyên môn trong lĩnh vực Dược học tại Việt Nam. Để trở thành Dược sĩ chuyên khoa 1, người đó cần có bằng Dược sĩ và sau đó tiếp tục đào tạo chuyên sâu trong một lĩnh vực cụ thể của Dược học.
Quy trình đào tạo Dược sĩ chuyên khoa 1 bao gồm nhiều giai đoạn, trong đó sinh viên cần hoàn thành các khóa học, thực tập và nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Sau khi hoàn thành đào tạo, họ có thể được công nhận là Dược sĩ chuyên khoa 1 và có thể tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong ngành Dược học, như nghiên cứu, quản lý dược phẩm, hoặc chăm sóc sức khỏe.
Nói chung, Dược sĩ chuyên khoa 1 là một chuyên gia có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu trong lĩnh vực cụ thể của Dược học, và họ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và hiệu quả của các loại thuốc và sản phẩm dược phẩm.
Bằng chuyên khoa 1 của Dược sĩ được cấp khi nào? Dược sĩ chuyên khoa 1 được hưởng quyền lợi gì? (Hình từ Internet)
Dược sĩ chuyên khoa 1 được hưởng quyền lợi gì?
Tại Điều 4, Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 4306/2003/QĐ-BYT có quy định như sau:
Điều 4. Danh hiệu tốt nghiệp chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế là Bác sỹ chuyên khoa cấp I, Dược sĩ chuyên khoa cấp I, Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Dược sỹ chuyên khoa cấp II, Bác sỹ nội trú bệnh viện.
Điều 5. Người được cấp bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp I, bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp II, bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện có các quyền lợi sau:
- Được dùng văn bằng làm cơ sở để thi tuyển vào ngạch và nâng ngạch công chức phù hợp và được xem xét khi công nhận các chức vị khoa học và đào tạo khác theo quy định hiện hành.
- Được sử dụng để đi học nâng cao trình độ chuyên môn, trao đổi khoa học về Y - Dược ở trong và ngoài nước: học chuyển đổi để lấy văn bằng tương đương theo quy định hiện hành.
Theo đó, Dược sĩ chuyên khoa 1 có các quyền lợi sau:
- Được dùng văn bằng chuyên khoa 1 làm cơ sở để thi tuyển vào ngạch và nâng ngạch công chức phù hợp và được xem xét khi công nhận các chức vị khoa học và đào tạo khác theo quy định hiện hành.
- Được sử dụng văn bằng chuyên khoa 1 để đi học nâng cao trình độ chuyên môn, trao đổi khoa học về Y - Dược ở trong và ngoài nước: học chuyển đổi để lấy văn bằng tương đương theo quy định hiện hành.
Bằng chuyên khoa 1 của Dược sĩ được cấp khi nào?
Tại Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 4306/2003/QĐ-BYT có quy định về danh hiệu tốt nghiệp và quyền lợi của người được cấp bằng chuyên khoa 1 như sau:
Điều 8. Vào tháng 01 hàng năm, các Trường Đại học Y - Dược được phép đào tạo chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, bác sỹ nội trú bệnh viện phải đăng ký với Bộ Y tế số lượng bằng mà trường cần để cấp cho các học viên tốt nghiệp trong năm và báo cáo với Bộ Y tế tình hình cấp bằng của năm trước đó, kể cả số lượng đã cấp, mã số từng bằng hỏng, số bằng còn lại. Danh sách học viên được cấp bằng và mã số bằng được lưu trữ tại Bộ Y tế (Vụ Khoa học và Đào tạo).
Điều 9. Bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp I, bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp II, bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện chỉ được cấp sau khi có Quyết định công nhận tốt nghiệp và viết hoàn chỉnh đầy đủ các nội dung ghi trong bằng có chữ ký của Hiệu trưởng và đóng dấu nổi.
Điều 10. Các bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp I, bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp II, bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện chỉ cấp một lần, kèm theo bảng điểm kết quả học tập của người được cấp bằng. Khi bị mất bằng hoặc bằng bị nhàu nát bị hỏng không thể sử dụng được, nếu có lý do chính đáng thì Hiệu trưởng của trường cấp bằng xem xét và có thể cấp giấy chứng nhận thay thế, việc cấp giấy chứng nhận cũng chỉ thực hiện một lần.
Điều 11. Trường Đại học Y Dược được phép cấp các loại bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp I, bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp II, bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện phải có sổ theo dõi cấp phát bằng và quản lý thống nhất việc cấp bằng của trường mình. Hồ sơ cấp bằng chuyên khoa sau đại học được lưu trữ đầy đủ, vĩnh viễn tại trường đã cấp bằng.
Điều 12. Bằng bị lỗi trong khi in ấn hoặc viết bằng thì phải lập biên bản có công văn xác nhận của cơ sở đào tạo và giao trả lại đầy đủ cho cơ quan phát hành.
Điều 13. Nghiêm cấm các hành vi tẩy xóa, sửa chữa, giả mạo, mua bán bằng.
Theo đó, bằng chuyên khoa 1 của Dược sĩ chỉ được cấp sau khi có Quyết định công nhận tốt nghiệp và viết hoàn chỉnh đầy đủ các nội dung ghi trong bằng có chữ ký của Hiệu trưởng và đóng dấu nổi.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?