Bãi bỏ hàng loạt văn bản về tiền lương công chức viên chức từ 1/10/2024, cụ thể ra sao?

Từ 1/10/2024 hàng loạt văn bản về tiền lương công chức viên chức sẽ bị bãi bỏ có đúng không?

Hàng loạt văn bản về tiền lương công chức viên chức sẽ bị bãi bỏ từ 1/10/2024, cụ thể ra sao?

Xem thêm:

>> Đã có mức tăng lương hưu cụ thể từ 2025 cho các đối tượng

>> 01 đối tượng duy nhất tiền lương mới có thêm phụ cấp theo tính chất công việc, vùng trong Kết luận 91 ngày 12/8/2024

>> Lương hưu tháng 9 sau khi tăng là bao nhiêu? Chi trả lương hưu tháng 9 2024 trễ hơn bình thường?

>> Dừng áp dụng lương cơ sở để thay thế bằng lương cơ bản chiếm 70% tổng quỹ lương

Theo đó, ngày 10/08/2024 Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành, liên tịch ban hành Thông tư 10/2024/TT-BNV bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật.

Trong đó, từ 1/10/2024 khi Thông tư 10/2024/TT-BNV có hiệu lực quy định hàng loạt văn bản quy định liên quan đến tiền lương công chức viên chức sẽ bị bãi bỏ. Cụ thể các văn bản liên quan đến tiền lương công chức viên chức dưới đây:

1. Quyết định 04/2004/QĐ-BNV Quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn

2. Quyết định 23/2004/QĐ-BNV ban hành Tiêu chuẩn Giám đốc Sở Nội vụ

3. Quyết định 06/2006/QĐ-BNV ban hành quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập

4. Quyết định 03/2007/QĐ-BNV ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương

5. Quyết định 03/2008/QĐ-BNV về chức danh, mã số và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành thống kê

6. Thông tư 19/2001/TT-BTCCBCP hướng dẫn Nghị định 71/2000/NĐ-CP quy định việc kéo dài thời gian công tác của cán bộ, công chức đến độ tuổi nghỉ hưu

7. Thông tư 03/2006/TT-BNV hướng dẫn thi hành Nghị định 35/2005/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức

8. Thông tư 08/2007/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 107/2006/NĐ-CP quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách đối với các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của nhà nước và các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp có sử dụng ngân sách, tài sản của nhà nước

9. Thông tư 14/2012/TT-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định 41/2012/NĐ-CP quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập

10. Thông tư 05/2013/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 36/2013/NĐ-CP về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức

11. Thông tư 07/2015/TT-BNV quy định chức danh, mã số ngạch, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

12. Thông tư 03/2016/TT-BNV hướng dẫn thành lập và hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập

13. Thông tư 06/2017/TT-BNV về quy định mã số chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học

14. Thông tư 07/2018/TT-BNV quy định về việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học

15. Thông tư 09/2018/TT-BNV quy định về mã số ngạch công chức quản lý thị trường

16. Thông tư liên tịch 04/2007/TTLT-BNV-BTC-BTNMT-BLĐTBXH hướng dẫn chế độ ăn định lượng và chế độ thiếu nước ngọt đối với công nhân, viên chức làm nhiệm vụ trên biển trong các đơn vị sự nghiệp thuộc các ngành địa chính, địa chất và khí tượng thủy văn

17. Thông tư liên tịch 07/2011/TTLT-BNV-BTC-BVHTTDL quy định hệ số điều chỉnh tiền lương tối thiểu tăng thêm so với mức lương tối thiểu chung đối với công, viên chức và người lao động làm việc tại Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

18. Thông tư liên tịch 08/2011/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn Nghị định 116/2010/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

 Bãi bỏ hàng loạt văn bản về tiền lương công chức viên chức từ 1/10/2024, cụ thể ra sao?

Bãi bỏ hàng loạt văn bản về tiền lương công chức viên chức từ 1/10/2024, cụ thể ra sao?

Quyền của viên chức về tiền lương được quy định thế nào?

Căn cứ tại Điều 12 Luật Viên chức 2010 quy định:

Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
1. Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.
2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo đó, quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương được quy định như sau:

- Viên chức được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.

- Viên chức được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

-Viên chức được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

Quyền của công chức về tiền lương được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 12 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định:

Quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
1. Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, quyền của công chức về tiền lương được quy định như sau:

- Công chức được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

- Công chức được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

Lương công chức
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Bãi bỏ hàng loạt văn bản về tiền lương công chức viên chức từ 1/10/2024, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Tăng lương công chức hơn mức 23 triệu áp dụng từ 01/7 trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Người tập sự công chức sẽ được hưởng mức lương bao nhiêu trong thời gian tập sự công chức?
Đi đến trang Tìm kiếm - Lương công chức
11,696 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lương công chức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lương công chức

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào