BỘ
NỘI VỤ
*****
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
|
Số:
23/2004/QĐ-BNV
|
Hà
Nội, ngày 07 tháng 4 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN GIÁM ĐỐC SỞ NỘI VỤ
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Nghị định số
86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 05 năm 2003 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Theo Thông tư số 05/2004/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban
nhân dân quản lý nhà nước về công tác nội vụ ở địa phương;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
Ban hành kèm theo Quyết định này Tiêu chuẩn Giám đốc Sở Nội
vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm cơ sở đề Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương xem xét bổ nhiệm.
Điều 2:
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng
Công báo.
Điều 3:
Chính Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng
các tổ chức thuộc Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, Giám đốc Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng
các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Đỗ Quang Trung
|
TIÊU CHUẨN
GIÁM ĐỐC SỞ NỘI VỤ
(ban hành kèm theo Quyết định số 23/2004/QĐ-BNV ngày 07/04/2004 của Bộ trưởng
Bộ Nội vụ)
I. CHỨC
TRÁCH:
Giám đốc Sở Nội vụ là cán bộ
lãnh đạo, quản lý đứng đầu Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh).
Giám đốc Sở Nội vụ chịu trách
nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu trách nhiệm trước Bộ Nội vụ thực
hiện thống nhất quản lý nhà nước về nội vụ theo quy định của tỉnh.
II. TIÊU CHUẨN
1. Tiêu
chuẩn chung và điều kiện để bổ nhiệm
1.1. Tiêu chuẩn chung
1.1.1. Có tinh thần yêu nước sâu
sắc tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối chủ trưởng của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước;
1.1.2. Cần kiệm liêm chính, chí công
vô tư. Không tham nhũng và có tinh thần đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ
chức kỷ luật. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được
nhân dân tín nhiệm;
1.1.3. Có trình độ về lý luận
chính trị, văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững quan điểm chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ được giao.
1.2. Điều kiện để bổ nhiệm
1.2.1. Về tuổi đời: Cán bộ, công
chức được bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ, nói chung đối với
nam không quá 55 tuổi, đối với nữ không quá 50 tuổi.
1.2.2. Hồ sơ đầy đủ, lý lịch cá
nhân rõ ràng và được cơ quan có thẩm quyền xác minh và xác nhận theo quy định;
1.2.3. Có bản kê khai tại thời
điểm xem xét bổ nhiệm về tài sản, nhà, đất theo quy định.
1.2.4. Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm
là 5 năm.
1.2.5. Có sức khỏe để hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
1.2.6. Không trong thời gian bị
thi hành kỷ luật từ khiểu trách trở lên.
2. Tiêu
chuẩn cụ thể
2.1. Về phẩm chất đạo đức
2.1.1. Trung thành với Tổ quốc,
với Đảng, với nhân dân; tích cực thực hiện và lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị thực hiện
tốt công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thể hiện bằng hiệu quả và
chất lượng công tác được giao;
2.1.2. Có bản lĩnh vững vàng,
dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm cá nhân; thẳng thắn trong đấu tranh
chống tư tưởng bảo thủ, trì trệ, cục bộ bản vị; kiên quyết đấu tranh chống tham
nhũng;
2.1.3. Giữ gìn đoàn kết nội bộ;
tập hợp và phát huy được sức mạnh tập thể; công tâm và khách quan trong công
tác; tôn trọng đồng ngiệp.
2.1.4. Bản thân và gia đình thực
hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
các quy định của địa phương và nơi cư trú.
2.2. Năng lực lãnh đạo, quản lý,
điều hành.
2.2.1. Có năng lực nghiên cứu và
xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nghiên cứu thực tiễn, đề xuất các định
hướng, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và tăng cường quản lý nhà nước
về nội vụ trên địa bàn địa phương đề Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định; đề
xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp, biện pháp để triển khai thực hiện
theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
2.2.2. Có năng lực lãnh đạo, quản
lý điều hành các hoạt động của Sở, nắm vững các hoạt động về công tác nội vụ
trên địa bàn tỉnh; có khả năng nghiên cứu, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, tổng kết
thực tiễn, cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, các quy định của tỉnh và Bộ Nội vụ về xây dựng và phát triển ngành,
quản lý nhà nước về nội vụ trong tỉnh.
2.3. Hiểu biết
2.3.1. Nắm vững chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quản lý nhà nước về
nội vụ;
2.3.2. Nắm vững các văn bản quy
phạm pháp luật và các lĩnh vực liên quan đến hoạt động và quản lý của Sở;
2.3.3. Nắm vững tình hình chính
trị, kinh tế, xã hội của tỉnh; am hiểu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của
đất nước, các nước trong khu vực và thế giới.
2.4. Trình độ
2.4.1. Có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ tốt nghiệp đại học trở lên. Có thời gian từ 5 năm trở lên kinh qua
công tác tổ chức nhà nước, tổ chức Đảng và giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp
trưởng phòng trở lên; hoặc đã kinh qua công tác lãnh đạo quản lý chủ chốt cấp sở,
ban, ngành, cấp huyện của tỉnh;
2.4.2. Có trình độ lý luận chính
trị cao cấp, dưới 45 tuổi phải qua đào tạo hệ tập trung;
2.4.3. Đủ tiêu chuẩn ngạch
chuyên viên và tương đương trở lên;
2.4.4. Biết một ngoại ngữ thông
dụng trình độ B trở lên;
2.4.5. Biết sử dụng máy vi tính
trong công tác quản lý, điều hành và phục vụ chuyên môn nghiệp vụ./.