Âm thanh viên hạng 2 có mức lương tối đa là bao nhiêu?
Âm thanh viên hạng 2 có mức lương tối đa là bao nhiêu?
Theo Điều 5 Thông tư 30/2020/TT-BTTTT quy định:
Áp dụng bảng lương đối với chức danh nghề nghiệp
Các chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông quy định tại Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT và Thông tư số 05/2018/TT-BNV được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP), cụ thể như sau:
1. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng I (mã số V11.09.23), phát thanh viên hạng I (mã số V11.10.27), kỹ thuật dựng phim hạng I (mã số V11.11.31), quay phim hạng I (mã số V11.12.35) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 2 (A3.2) có 6 bậc, từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55.
2. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng II (mã số V11.09.24), phát thanh viên hạng II (mã số V11.10.28), kỹ thuật dựng phim hạng II (mã số V11.11.32), quay phim hạng II (mã số V11.12.36) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2) có 8 bậc, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.
3. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng III (mã số V11.09.25), phát thanh viên hạng III (mã số V11.10.29), kỹ thuật dựng phim hạng III (mã số V11.11.33), quay phim hạng III (mã số V11.12.37) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 có 9 bậc, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
4. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng IV (mã số V11.09.26), phát thanh viên hạng IV (mã số V11.10.30), kỹ thuật dựng phim hạng IV (mã số V11.11.34), quay phim hạng IV (mã số V11.12.38) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B, có 12 bậc, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Theo đó hệ số lương của Âm thanh viên hạng 2 được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2) có 8 bậc, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương của Âm thanh viên hạng 2 được tính như sau:
Mức lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng
Trong đó mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Theo đó, Âm thanh viên hạng 2 hiện nay có thể nhận mức lương từ: 7.200.000 đồng/tháng đến 11.484.000 đồng/tháng.
Vậy mức lương tối đa của Âm thanh viên hạng 2 hiện nay có thể nhận được là 11.484.000 đồng/tháng.
Lưu ý: Mức lương trên không bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp.
Âm thanh viên hạng 2 có mức lương tối đa là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Âm thanh viên hạng 2 có nhiệm vụ gì?
Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 46/2017/TT-BTTTT quy định:
Âm thanh viên hạng II
1. Nhiệm vụ:
- Tổng kết chuyên môn nghiệp vụ; tham gia chuẩn bị nội dung các hội thảo nghiệp vụ chuyên ngành ở trong và ngoài nước;
- Xây dựng phương án kỹ thuật, trang âm và dự toán âm thanh đáp ứng yêu cầu chương trình và thực tế hiện trường;
- Tổ chức thực hiện ghi âm (lời thoại, âm nhạc, tiếng động...) và phối hợp âm thanh (hòa âm) cho các thể loại phim;
- Sử dụng thành thạo và bảo quản các thiết bị ghi âm thanh, quy chế và quy trình công nghệ;
- Thiết lập hệ thống dự phòng đảm bảo yếu tố an toàn khi có yêu cầu đối với các sự kiện truyền hình trực tiếp;
- Tổ chức triển khai lắp đặt, cân chỉnh hệ thống theo yêu cầu chương trình và phương án kỹ thuật đề ra;
- Hướng dẫn nghiệp vụ cho viên chức Âm thanh viên hạng dưới.
...
Theo đó Âm thanh viên hạng 2 có các nhiệm vụ như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ tổng kết chuyên môn nghiệp vụ; tham gia chuẩn bị nội dung các hội thảo nghiệp vụ chuyên ngành ở trong và ngoài nước;
- Thực hiện nhiệm vụ xây dựng phương án kỹ thuật, trang âm và dự toán âm thanh đáp ứng yêu cầu chương trình và thực tế hiện trường;
- Nhiệm vụ tổ chức thực hiện ghi âm (lời thoại, âm nhạc, tiếng động...) và phối hợp âm thanh (hòa âm) cho các thể loại phim;
- Có nhiệm vụ sử dụng thành thạo và bảo quản các thiết bị ghi âm thanh, quy chế và quy trình công nghệ;
- Có nhiệm vụ thiết lập hệ thống dự phòng đảm bảo yếu tố an toàn khi có yêu cầu đối với các sự kiện truyền hình trực tiếp;
- Âm thanh viên hạng 2 có nhiệm vụ tổ chức triển khai lắp đặt, cân chỉnh hệ thống theo yêu cầu chương trình và phương án kỹ thuật đề ra;
- Ngoài ra Âm thanh viên hạng 2 có nhiệm vụ hướng dẫn nghiệp vụ cho viên chức Âm thanh viên hạng dưới.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng của Âm thanh viên hạng 2 là gì?
Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 46/2017/TT-BTTTT (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 07/2022/TT-BTTTT) quy định:
Âm thanh viên hạng II
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành âm thanh, điện tử - viễn thông;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành âm thanh viên.
...
Theo đó tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của Âm thanh viên hạng 2 gồm:
- Phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành âm thanh, điện tử - viễn thông;
- Âm thanh viên hạng 2 phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành âm thanh viên.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?