Ai giúp người lao động làm việc ở nước ngoài nhận hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước?
Cơ quan đại diện ngoại giao là cơ quan gì?
Căn cứ Điều 12 Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2009 quy định như sau:
Phân công thực hiện chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan đại diện
1. Cơ quan đại diện thực hiện chức năng, nhiệm vụ cụ thể theo quyết định thành lập của Chính phủ, phù hợp với thỏa thuận giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận, phù hợp với pháp luật quốc tế.
2. Cơ quan đại diện ngoại giao là cơ quan đại diện cao nhất của Nhà nước Việt Nam tại quốc gia tiếp nhận.
Cơ quan đại diện ngoại giao có thể thực hiện chức năng đại diện tại một hay nhiều quốc gia hoặc tổ chức quốc tế và có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ ngoại giao, lãnh sự do quốc gia khác ủy nhiệm.
Cơ quan đại diện ngoại giao có trách nhiệm thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại quốc gia tiếp nhận và có quyền kiểm tra hoạt động đối ngoại của cơ quan đại diện lãnh sự tại quốc gia tiếp nhận.
3. Cơ quan đại diện lãnh sự thực hiện chức năng, nhiệm vụ lãnh sự tại khu vực lãnh sự và có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ này ngoài khu vực lãnh sự theo thỏa thuận giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận.
Cơ quan đại diện lãnh sự có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ lãnh sự tại một hay nhiều quốc gia hoặc chức năng, nhiệm vụ lãnh sự do quốc gia khác ủy nhiệm tại quốc gia tiếp nhận và chức năng, nhiệm vụ ngoại giao tại quốc gia tiếp nhận theo thỏa thuận giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận.
...
Như vậy, cơ quan đại diện ngoại giao là cơ quan đại diện cao nhất của Nhà nước Việt Nam tại quốc gia tiếp nhận.
Cơ quan đại diện ngoại giao có thể thực hiện chức năng đại diện tại một hay nhiều quốc gia hoặc tổ chức quốc tế và có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ ngoại giao, lãnh sự do quốc gia khác ủy nhiệm.
Trách nhiệm của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đối với Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước trong thời gian làm việc ở nước ngoài của người lao động là gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài do ai thành lập và quản lý?
Căn cứ vào Điều 13 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 quy định về thành lập, tạm đình chỉ, chấm dứt hoạt động cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài như sau:
Thành lập, tạm đình chỉ, chấm dứt hoạt động
1. Cơ quan đại diện được Chính phủ thành lập và do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý.
2. Căn cứ yêu cầu hoạt động và quan hệ đối ngoại, trên cơ sở thỏa thuận với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận và sau khi trao đổi ý kiến với các cơ quan hữu quan, Bộ Ngoại giao trình Chính phủ quyết định việc thành lập, tạm đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt động của cơ quan đại diện.
3. Sau khi Chính phủ quyết định, Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện và hoàn thành thủ tục đối ngoại cần thiết.
Như vậy, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được Chính phủ thành lập và do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý.
Căn cứ yêu cầu hoạt động và quan hệ đối ngoại, trên cơ sở thỏa thuận với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận và sau khi trao đổi ý kiến với các cơ quan hữu quan, Bộ Ngoại giao trình Chính phủ quyết định việc thành lập, tạm đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt động của cơ quan đại diện.
Ai giúp người lao động làm việc ở nước ngoài nhận hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước?
Căn cứ Điều 71 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
1. Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; xử lý hành vi vi phạm của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, chính sách, pháp luật của nước sở tại về người lao động nước ngoài; cung cấp thông tin, hướng dẫn các doanh nghiệp dịch vụ tiếp cận thị trường.
3. Hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong việc thẩm định các điều kiện tiếp nhận lao động và thực hiện hợp đồng.
4. Hỗ trợ, hướng dẫn và phối hợp với cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài và cơ quan, tổ chức của nước sở tại trong việc quản lý, giải quyết các vấn đề phát sinh đối với người lao động, đưa người lao động về nước.
5. Hỗ trợ người lao động tiếp cận, đóng góp, thực hiện các thủ tục và nhận hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
Như vậy, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ có trách nhiệm hỗ trợ người lao động nhận hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?