Ai có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng?
Ai có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 64 Nghị định 15/2021/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng bao gồm:
- Đối với chứng chỉ hành nghề hạng I: Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp
- Đối với chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III: Sở Xây dựng cấp
- Chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III cho cá nhân là hội viên, thành viên của mình: Tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong trường hợp:
+ Có lĩnh vực hoạt động liên quan đến hoạt động xây dựng, có phạm vi hoạt động trên cả nước;
+ Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hội và phê duyệt điều lệ hội;
+ Đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ tổ chức sát hạch.
Ai có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng?
Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có các quyền gì?
Căn cứ Điều 65 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề
1. Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu được cung cấp thông tin về việc cấp chứng chỉ hành nghề;
b) Được hành nghề hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước theo nội dung quy định được ghi trên chứng chỉ;
c) Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề.
2. Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có các nghĩa vụ sau đây:
a) Khai báo trung thực hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Nghị định này; chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác của các nội dung khai trong hồ sơ;
b) Hành nghề đúng với lĩnh vực, phạm vi hoạt động ghi trên chứng chỉ hành nghề được cấp, tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan;
c) Không được cho người khác thuê, mượn, sử dụng chứng chỉ hành nghề được cấp;
d) Không được tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ hành nghề;
đ) Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp;
e) Xuất trình chứng chỉ hành nghề và chấp hành các yêu cầu về thanh tra, kiểm tra khi các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Theo đó, cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có các quyền sau đây:
- Yêu cầu được cung cấp thông tin về việc cấp chứng chỉ hành nghề.
- Được hành nghề hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước theo nội dung quy định được ghi trên chứng chỉ.
- Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề.
Hiệu lực của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 62 Nghị định 15/2021/NĐ-CP có quy định về thời gian hiệu lực của chứng chỉ như sau:
Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
...
4. Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và không được hành nghề độc lập, không được đảm nhận chức danh theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề.
5. Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực 05 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ, gia hạn chứng chỉ. Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm.
Trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó.
...
Theo quy định trên thì chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có hiệu lực 5 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ, gia hạn chứng chỉ.
Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm.
Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng lần đầu mới nhất?
Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 01 Phụ lục IV Nghị định Nghị định 15/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Phụ lục VII ban hành kèm theo khoản 39 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng lần đầu mới nhất: TẢI VỀ
- Chính thức tăng lương cơ sở cao hơn mức 2,34 triệu đồng áp dụng trong những bảng lương nào nếu tình hình kinh tế - xã hội năm 2025 thuận lợi hơn?
- Lý do tăng mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng lên mức mới đối với cán bộ công chức viên chức và LLVT không diễn khi áp dụng bảng lương mới sau năm 2026?
- Quốc hội cho phép sử dụng nguồn cải cách tiền lương của NSTW và NSĐP để thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết 159, cụ thể ra sao?
- Thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế đối với cán bộ công chức viên chức cơ quan, tổ chức, đơn vị triển khai thế nào theo Thông tư 01?
- Nghị quyết 09 năm 2025: Thực hiện tăng lương cơ sở và điều chỉnh lương hưu bảo hiểm xã hội, nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi, trợ cấp xã hội thì đã tích lũy bao nhiêu để thực hiện?