7 vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam hiện nay là những vùng nào? Mức lương tối thiểu tại 7 vùng kinh tế trọng điểm là bao nhiêu?

Cho tôi hỏi vùng nào được coi là 7 vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam hiện nay? Những vùng này có mức lương tối thiểu hiện nay là bao nhiêu? Câu hỏi của anh H.N.V (Lào Cai)

7 vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam hiện nay là những vùng nào?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị quyết 81/2023/QH15 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Quốc hội ban hành, quy định về phân vùng kinh tế - xã hội Việt Nam như sau:

Tổ chức không gian phát triển đất nước thành 06 vùng kinh tế - xã hội; xây dựng mô hình tổ chức, cơ chế điều phối vùng để thực hiện liên kết nội vùng và thúc đẩy liên kết giữa các vùng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.

- Vùng trung du và miền núi phía Bắc, gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên và Hoà Bình.

- Vùng đồng bằng sông Hồng, gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh.

- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, gồm 14 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.

- Vùng Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

- Vùng Đông Nam Bộ, gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.

- Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau;

Như vậy, hiện nay Việt Nam đang có 6 vùng kinh tế trọng điểm.

Mặc dù trước đó đã có nhiều đề xuất chia cả nước thành 7 vùng kinh tế trọng điểm chứ không phải là 6 vùng kinh tế trọng điểm như hiện nay.

7 vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam hiện nay là những vùng nào? Mức lương tối thiểu tại 7 vùng kinh tế trọng điểm là bao nhiêu?

7 vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam hiện nay là những vùng nào? Mức lương tối thiểu tại 7 vùng kinh tế trọng điểm là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Mức lương tối thiểu tại 7 vùng kinh tế trọng điểm là bao nhiêu?

Theo Nghị quyết 81/2023/QH15 thì Việt Nam có 6 vùng kinh tế trọng điểm.

Hiện nay, tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP có quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:

Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
lương tối thiểu
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Như vậy, hiện nay mức lương tối thiểu được quy định theo địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP chứ không xác định theo vùng kinh tế trọng điểm.

Do đó, sẽ có trường hợp cùng 1 tỉnh/thành nhưng mức lương tối thiểu tại các quận/huyện lại khác nhau.

Ví dụ: TPHCM thuộc vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ nhưng huyện Cần Giờ lại có mức lương tối vùng là vùng 2; còn các quận/huyện khác thuộc TPHCM lại có mức lương tối thiểu vùng 1.

Để biết khu vực mình sống có mức lương tối thiểu vùng là bao nhiêu thì có thể tra cứu tại đây.

Trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
...

Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, tùy vào số lượng người lao động bị trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mà người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính từ 20 triệu đồng đến 75 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm và từ 40 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.

Ngoài việc bị phạt tiền, người sử dụng lao động còn buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền trả thiếu cho người lao động. Mức lãi suất sẽ được tính theo mức lãi tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm doanh nghiệp bị xử phạt.

Vùng kinh tế trọng điểm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Vùng kinh tế trọng điểm là gì? Hiện nay mức lương tối thiểu của người lao động được chia thành mấy vùng?
Lao động tiền lương
7 vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam hiện nay là những vùng nào? Mức lương tối thiểu tại 7 vùng kinh tế trọng điểm là bao nhiêu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Vùng kinh tế trọng điểm
31,701 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vùng kinh tế trọng điểm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vùng kinh tế trọng điểm

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click để xem toàn bộ văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động mới nhất năm 2024 Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Xem trọn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào