07 nội dung bắt buộc người sử dụng lao động phải công khai với người lao động?

Cho tôi hỏi nội dung nào bắt buộc người sử dụng lao động phải công khai với người lao động? Câu hỏi từ chị Diệu (Hà Tĩnh).

07 nội dung bắt buộc người sử dụng lao động phải công khai với người lao động?

Căn cứ khoản 1 Điều 43 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về nội dung, hình thức người sử dụng lao động phải công khai, cụ thể như sau:

Nội dung, hình thức người sử dụng lao động phải công khai
1. Người sử dụng lao động phải công khai với người lao động những nội dung sau:
a) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
b) Nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động;
c) Các thỏa ước lao động tập thể mà người sử dụng lao động tham gia;
d) Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có);
đ) Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
e) Tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;
g) Nội dung khác theo quy định của pháp luật.
...

Theo đó, người sử dụng lao động phải công khai với người lao động 07 nội dung sau đây:

(1) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;

(2) Nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động;

(3) Các thỏa ước lao động tập thể mà người sử dụng lao động tham gia;

(4) Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có);

(5) Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;

(6) Tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;

(7) Nội dung khác theo quy định của pháp luật.

07 nội dung bắt buộc người sử dụng lao động phải công khai với người lao động?

07 nội dung bắt buộc người sử dụng lao động phải công khai với người lao động? (Hình từ Internet)

Người sử dụng lao động phải công khai những nội dung bắt buộc theo hình thức nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 43 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Nội dung, hình thức người sử dụng lao động phải công khai
..
2. Những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này mà pháp luật quy định cụ thể hình thức công khai thì người sử dụng lao động thực hiện công khai theo quy định đó, trường hợp pháp luật không quy định cụ thể hình thức công khai thì người sử dụng lao động căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động và nội dung phải công khai để lựa chọn hình thức sau đây và thể hiện trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định tại Điều 48 Nghị định này:
a) Niêm yết công khai tại nơi làm việc;
b) Thông báo tại các cuộc họp, các cuộc đối thoại giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động;
c) Thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thông báo đến người lao động;
d) Thông báo trên hệ thống thông tin nội bộ;
đ) Hình thức khác mà pháp luật không cấm.

Theo đó, những nội dung bắt buộc phải công khai mà pháp luật quy định cụ thể hình thức công khai thì người sử dụng lao động thực hiện công khai theo quy định đó.

Trường hợp pháp luật không quy định cụ thể hình thức công khai thì người sử dụng lao động căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động và nội dung phải công khai để lựa chọn hình thức sau đây và thể hiện trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc:

- Niêm yết công khai tại nơi làm việc.

- Thông báo tại các cuộc họp, các cuộc đối thoại giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động.

- Thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thông báo đến người lao động.

- Thông báo trên hệ thống thông tin nội bộ.

- Hình thức khác mà pháp luật không cấm.

Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 42 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, cụ thể như sau:

Nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
1. Thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, công khai và minh bạch.
2. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
3. Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Theo đó quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc được thực hiện theo nguyên tắc:

- Thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, công khai và minh bạch.

- Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

- Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Quy chế dân chủ ở cơ sở
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mẫu quyết định ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc hiện nay được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc là gì?
Lao động tiền lương
Có phải ban hành quy chế dân chủ khi công ty sử dụng ít hơn 10 người lao động hay không?
Lao động tiền lương
Phải ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc khi sử dụng ít nhất bao nhiêu người lao động?
Lao động tiền lương
Khi thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc thì người sử dụng lao động cần đảm bảo những nguyên tắc nào?
Lao động tiền lương
Không công khai nội dung quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định bị xử phạt như thế nào?
Lao động tiền lương
Quy chế dân chủ tại nơi làm việc có bắt buộc phải phổ biến công khai với người lao động không?
Lao động tiền lương
07 nội dung bắt buộc người sử dụng lao động phải công khai với người lao động?
Lao động tiền lương
Có cần báo cáo tình hình thực hiện đối thoại và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc với cơ quan quản lý nhà nước không?
Lao động tiền lương
Có phải ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc đối với doanh nghiệp có trên 10 lao động?
Đi đến trang Tìm kiếm - Quy chế dân chủ ở cơ sở
2,219 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quy chế dân chủ ở cơ sở
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào