02 mẫu bản kiểm điểm cán bộ cuối năm 2024 là mẫu nào?
02 mẫu bản kiểm điểm cán bộ cuối năm 2024 là mẫu nào?
>> Mẫu Bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị cuối năm 2024
Căn cứ theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023 quy định nội dung về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị do Ban Tổ chức Trung ương ban hành.
Căn cứ theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023 quy định như sau:
Về cách thức kiểm điểm (Điều 7)
2.1. Tại điểm 1.1 và điểm 1.2, khoản 1 về việc chuẩn bị kiểm điểm, thực hiện như sau:
a) Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm điểm của tập thể theo Mẫu 01 và lấy ý kiến đóng góp của tổ chức, cơ quan, đơn vị cùng cấp có liên quan. Dự thảo báo cáo kiểm điểm gửi trước cho các thành viên tham gia hội nghị kiểm điểm ít nhất 03 ngày làm việc.
b) Mỗi cá nhân làm một bản tự kiểm điểm theo Mẫu 2A, 2B.
c) Ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp thành lập đoàn (hoặc tổ) công tác dự, chỉ đạo kiểm điểm ở những nơi có gợi ý kiểm điểm; phân công cấp ủy viên, cán bộ các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy dự, chỉ đạo, tổng hợp kết quả kiểm điểm ở cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý cấp dưới và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
d) Thời gian tổ chức kiểm điểm của tập thể, cá nhân ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; đảng đoàn, ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý trực thuộc Trung ương tối thiểu là 02 ngày. Đối với những nơi Bộ Chính trị, Ban Bí thư gợi ý kiểm điểm thì thời gian kiểm điểm tối thiểu là 03 ngày. Các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương quy định thời gian kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý.
...
Theo đó, cán bộ sẽ tự làm một bản tự kiểm điểm theo Mẫu 2A, 2B ban hành kèm theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023.
02 mẫu bản kiểm điểm cán bộ cuối năm 2024:
- Mẫu bản kiểm điểm cán bộ không chức vụ lãnh đạo, quản lý: TẠI ĐÂY
- Mẫu bản kiểm điểm cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: TẠI ĐÂY
02 mẫu bản kiểm điểm cán bộ cuối năm 2024 là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Cán bộ có vi phạm xảy ra năm trước năm đánh giá nhưng đến thời điểm đánh giá mới bị kỷ luật thì đánh giá thế nào?
Căn cứ theo Mục 4 Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023 quy định như sau:
Tiêu chí xếp loại (Điều 12)
Tại điểm 4.5, về trường hợp tập thể, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm xảy ra từ năm trước, thời điểm trước nhưng đến thời điểm năm đánh giá, xếp loại mới bị cấp có thẩm quyền quyết định thi hành kỷ luật hoặc tập thể, cá nhân bị cấp có thẩm quyền quyết định tăng nặng hình thức kỷ luật trong năm đánh giá, xếp loại, thực hiện như sau:
a) Sau khi quyết định thi hành kỷ luật tập thể, cá nhân có hiệu lực, cấp ủy cấp trên trực tiếp căn cứ hình thức kỷ luật, thời điểm xảy ra khuyết điểm, vi phạm được ghi trên quyết định thi hành kỷ luật để tiến hành đánh giá lại kết quả xếp loại chất lượng tại thời điểm đó ở mức không hoàn thành nhiệm vụ; đối với trường hợp tự phát hiện và khắc phục xong hậu quả thì cân nhắc kỹ lưỡng nội dung, động cơ, tính chất, mức độ, hậu quả, hoàn cảnh, nguyên nhân vi phạm để xem xét, quyết định đánh giá lại kết quả cho phù hợp.
b) Ra quyết định hủy bỏ kết quả xếp loại cũ và công nhận kết quả xếp loại mới theo Mẫu 03. Chỉ đạo các cơ quan có liên quan thực hiện việc hủy bỏ các nội dung về thi đua khen thưởng (nếu có) theo thẩm quyền để đảm bảo thống nhất, đồng bộ với các quy định có liên quan.
Theo đó, về trường hợp cán bộ có vi phạm xảy ra từ năm trước năm đánh giá nhưng đến thời điểm năm đánh giá, xếp loại mới bị cấp có thẩm quyền quyết định thi hành kỷ luật thì thực hiện đánh giá như sau:
- Sau khi quyết định thi hành kỷ luật cán bộ có hiệu lực, cấp ủy cấp trên trực tiếp căn cứ hình thức kỷ luật, thời điểm xảy ra khuyết điểm, vi phạm được ghi trên quyết định thi hành kỷ luật để tiến hành đánh giá lại kết quả xếp loại chất lượng tại thời điểm đó ở mức không hoàn thành nhiệm vụ; đối với trường hợp tự phát hiện và khắc phục xong hậu quả thì cân nhắc kỹ lưỡng nội dung, động cơ, tính chất, mức độ, hậu quả, hoàn cảnh, nguyên nhân vi phạm để xem xét, quyết định đánh giá lại kết quả cho phù hợp.
- Ra quyết định hủy bỏ kết quả xếp loại cũ và công nhận kết quả xếp loại mới theo TẠI ĐÂY. Chỉ đạo các cơ quan có liên quan thực hiện việc hủy bỏ các nội dung về thi đua khen thưởng (nếu có) theo thẩm quyền để đảm bảo thống nhất, đồng bộ với các quy định có liên quan.
Các hình thức kỷ luật cán bộ hiện nay là hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
1. Áp dụng đối với cán bộ
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Bãi nhiệm.
2. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Hạ bậc lương.
d) Buộc thôi việc.
3. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Giáng chức.
d) Cách chức.
đ) Buộc thôi việc.
Theo đó, kỷ luật cán bộ thông qua 4 hình thức sau: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Bãi nhiệm.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?