02 lý do không nên rút bảo hiểm xã hội 1 lần vào cuối năm, cụ thể ra sao?
Thời điểm cuối năm cũng là thời điểm mà nhu cầu chi tiêu tăng cao do đó nhiều người lao động nghĩ đến việc rút bảo hiểm xã hội 1 lần để giải quyết các nhu cầu trước mắt. Tuy nhiên, có ít nhất 03 lý do không nên rút bảo hiểm xã hội 1 lần vào dịp cuối năm mà không phải ai cũng biết.
Có phải cứ nghỉ việc là sẽ được rút bảo hiểm xã hội 1 lần?
Người lao động sau khi nghỉ việc mà muốn rút bảo hiểm xã hội 1 lần cần phải gửi yêu cầu đến cơ quan bảo hiểm xã hội để được giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, người lao động cần phải đáp ứng được các điều kiện hưởng được quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Theo đó, người lao động phải thuộc 1 trong 8 trường hợp sau khi có yêu cầu gửi cơ quan bảo hiểm xã hội mới được giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần gồm:
- Người lao động đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở phường, xã, thị trấn chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
- Người tham gia bảo hiểm xã hội ra nước ngoài để định cư;
- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
- Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc mà chưa tham gia bảo hiểm xã hội đủ 20 năm.
- Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm.
Như vậy, người lao động không nên vội vàng nghỉ việc để rút bảo hiểm xã hội 1 lần khi không thuộc đối tượng hưởng như đã kể trên, nhất là vào thời điểm cuối năm người lao động còn có thể mất thêm khoản tiền thưởng tết và lương tháng thứ 13 từ công ty.
03 lý do không nên rút bảo hiểm xã hội 1 lần vào cuối năm, cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)
Rút bảo hiểm xã hội 1 lần vào cuối năm có nhận được nhiều tiền hơn so với việc rút vào năm sau?
Hiện nay, theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức tiền hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần được tính căn cứ theo thời gian đóng bảo hiểm xã hội và mức tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.
- Đối với trường hợp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần của người lao động được quy định tại Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH theo công thức tính:
Mức hưởng = (1,5 x Mbqtl x Số năm đóng BHXH trước 2014) + (2 x Mbqtl x Số năm đóng BHXH từ 2014)
Trong đó: Mbqtl là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
- Đối với trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định tại Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH theo công thức:
Mức hưởng = (1,5 x Mbqtn x Số năm đóng BHXH trước 2014) + (2 x Mbqtn x Số năm đóng BHXH từ 2014) - Số tiền Nhà nước hỗ trợ
Trong đó Mbqtn là mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Như vậy theo các công thức trên có thể thấy mức tiền hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần sẽ tỷ lệ thuận với Mbqtl/Mbqtn
Theo đó, Mbqtl và Mbqtn lại được tính theo công thức:
Mbqtl/Mbqtn = (Số tháng đóng BHXH x Tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH x Hệ số trượt giá) : Tổng số tháng đóng BHXH
Hàng năm Bộ LĐ-TB&XH đều sẽ ban hành thông tư mới quy định về hệ số trượt giá là mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội vào thời điểm cuối năm trước, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 của năm sau và hệ số trượt giá của năm sau sẽ cao hơn năm trước.
Như vậy khi hệ số trượt giá tăng thì Mbqtl/Mbqtn cũng sẽ tăng và mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần cũng sẽ tăng thêm sau mỗi năm.
Vậy nên, người lao động rút bảo hiểm xã hội 1 lần vào cuối năm sẽ nhận được ít tiền hơn. Trong trường hợp bắt buộc rút bảo hiểm xã hội 1 lần thì người lao động nên chờ sang thời điểm năm sau rút bảo hiểm xã hội sẽ có mức hưởng cao hơn.
Bên cạnh đó, tùy vào thời gian mà mức tiền lương/thu nhập đóng bảo hiểm xã hội của mỗi người mà số tiền được tính thêm có thể dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng.
Rút bảo hiểm xã hội 1 lần rồi đóng bảo hiểm lại có được không?
Theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trường hợp người lao động có ký kết hợp đồng lao động với công ty từ 01 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia xã hội bắt buộc. Khi đó, người lao động hoàn toàn có quyền được tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty mới mặc dù trước đây có tham gia bảo hiểm xã hội và đã rút bảo hiểm xã hội 1 lần.
Trường hợp này, người lao động cần phải khai báo với công ty để yêu cầu người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội cho mình.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?