Hoãn thi hành án được quy định như thế nào?
Hoãn thi hành án được quy định như thế nào?
Tòa án tuyên ông A phải giao trả ông B 100m2 đất ở. Vì đều không đồng tình với quyết định của Tòa án nên cả 2 đều đi khiếu nại Bản án đến TANDTC. Vì vậy, ông A và ông B đã có thỏa thuận và đề nghị cơ quan thi hành án hoãn thi hành án đến khi có kết quả xem xét lại của TANDTC. Do không đưa ra được thời hạn hoãn THA cụ thể nên cơ quan THA không ban hành quyết định hoãn thi hành án theo quy định. Vậy xin hỏi mặc dù cơ quan THA không ban hành quyết định hoãn THA nhưng thỏa thuận của 2 bên đương sự là không vi phạm đạo đức, không trái pháp luật (theo tôi hiểu thì là không phù hợp quy định của Luật THA 2008 chứ không trái), không ảnh hưởng đến quyền lợi của bên thứ 3, như vậy có thể coi thỏa thuận này là hợp pháp và tạm dừng việc thi hành án, Chấp hành viên không cần tác nghiệp nữa đến khi có kết quả của TANDTC hoặc khi bên được THA có yêu cầu tiếp tục THA được không? Tôi rất mong được sự tư vấn, giúp đỡ càng sớm càng tốt.
Mẹ em là chủ doanh nghiệp tư nhân dùng tài sản là quyền sử dụng đất để thế chấp vay vốn tại ngân hàng, nay mẹ em không trả được nợ nên ngân hàng khởi kiện ra tòa. Sau khi có bản án của tòa, ngân hàng đã yêu cầu thi hành án đối với mẹ em, hiện nay cơ quan thi hành án đã kê biên quyền sử dụng đất mà mẹ em đã thế chấp để xử lý thi hành án, mẹ em đã nhiều lần liên hệ với ngân hàng để xin chuộc lại tài sản với giá là 160.00.000 đồng nhưng ngân hàng không cho chuộc, lý do mà ngân hàng đưa ra là tài sản mẹ em thế chấp có giá trị cao, hiện nay định giá là 370.000.000 đồng, khi xử lý thi hành án ngân hàng sẽ lấy hết. Mẹ em là chủ doanh nghiệp tư nhân nên phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ. Trong hợp đồng thế chấp nói là: bằng hợp đồng này bên thế chấp đồng ý thế chấp cho ngân hàng tài sản là quyền sử dụng 275m2 đất để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ bao gồm vốn vay là: 100.000.000 đồng, lãi, lãi phạt và các chi phí phát sinh. Vậy, cho em hỏi ngân hàng bảo như vậy có đúng hay không? Khi xử lý tài sản nói trên nếu thanh toán hết nợ gốc, lãi và các chi phí phát sinh mà giá trị tài sản còn dư thì gia đình em có được trả lại phần còn dư không?
Bản án số 97/DSST ngày 9/12/2012 của Tòa án nhân dân quận X phán quyết ông Huỳnh Ánh phải trả cho tôi số tiền 6 tỷ và tiền lãi chậm thi hành án. Chi cục Thi hành án đã kê biên nhà và đất ở của ông Ánh, định giá 6,8 tỷ đồng để bán đấu giá thi hành án, tài sản đã giảm giá 3 lần còn lại trị giá 5,8 tỷ đồng vẫn không có người đăng ký mua tài sản, nay tôi đồng ý nhận tài sản để trừ tiền thi hành án. Cơ quan thi hành án giải thích cho tôi nếu đồng ý nhận tài sản trừ vào tiền thi hành án phải nộp phí thi hành án là 3% tính trên toàn bộ số tiền được thi hành án theo bản án là 3% x (6 tỷ + tiền lãi chậm thi hành án. Như vậy, có đúng không? Hay tôi chỉ nộp phí thi hành án là 3% tính trên giá trị tài sản đã giảm giá tại thời điểm tôi đồng ý nhận tài sản là ( 3% x 5,8 tỷ ).
Tôi có một vụ việc tranh chấp về tài sản với ông H, đã được Tòa án Quận Đống Đa xử mới đây. Tôi muốn nhờ cơ quan thi hành án dân sự giúp thi hành án. Xin hỏi, phí thi hành án và chi phí cưỡng chế thi hành án (nếu phải cưỡng chế thi hành) do Tôi hay ông H phải chịu?
Chào Luật sư ! Xin luật sư cho hỏi ! E muốn hỏi về phí thi hành án ! Công ty E là công ty cho thuê tài chính, khi khách hàng vi phạm hợp đồng thuê Công ty đã tiến hành kiện khách hàng ra tòa, và cưỡng chế thi hành án khi khách hàng không trả nợ . Theo Nghị định 65/2005/NĐ-CP thì "khách hàng phải chịu tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi nợ" Vậy xin cho hỏi phí thi hành án có được tính là chi phí hợp lý phát sinh trong quá trình thu hồi nợ mà khách hàng phải chịu hay không? Rất mong được tư vấn ! Xin cám ơn luật sư !
Xin luật sư cho tôi hỏi người có công cách mạng có được miễn phí thi hành án không? Miễn giảm toàn bộ hay bao nhiêu phần trăm? và nộp đơn xin miễn giảm này trước hay sau khi có quyết định thi hành án. tôi là bị đơn trong 1 vụ kiện tranh chấp vay nợ bên ngoài. Xin cám ơn. Mong luật sư giải đáp giúp tôi. tôi phải nộp đơn này ở đâu? Tôi nộp đơn này sau khi có bản án có được không?
Ngày 15/6/2010 Cục Thi hành án ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu của tôi đòi ông A phải trả 200 triệu. 10 ngày sau ông A được chấp hành viên mời lên làm việc, ông A có yêu cầu cho ông đến ngày 30/8/2010 sẽ thanh toán hết nợ, chấp hành viên ghi nhận trong Biên bản làm việc và nói với ông A sẽ hỏi ý kiến của tôi có đồng ý không. Ngày 05/07/2010 ông A đã thanh toán tiền cho tôi bên ngoài, không thông qua Cục THA, sau đó ông A yêu cầu tôi phải thông báo với cơ quan thi hành án vì đã ra công văn ngăn chặn nhà của ông A làm ông không bán được. Chấp hành viên yêu cầu tôi phải đóng tiền phí thi hành án là 3% của 200 triệu. Vậy chấp hành viên thu phí là đúng hay sai? Tôi không đồng ý vì theo Thông tư 68/2008/TTLT-BTC-BTP có quy định khi chưa có QĐ cưỡng chế thi hành án mà tôi rút đơn thi hành án thì không phải chịu phí. Nhưng chấp hành viên cho rằng Thông tư 68 đã hết hiệu lực, được thay thế bằng NĐ 58/2009/NĐ-CP, chỉ cần 2 bên có thanh toán là do chấp hành viên tác động nên phải thu. Theo tôi, Thông tư 68/2008/TTLT-BTC-BTP chỉ hết hiệu lực 1 phần ở khoản 2.5% thôi, còn các điều khoản khác vẫn có hiệu lực. Tôi có phải đóng phí không? Căn cứ theo quy định nào?
Tôi là người được thi hành án (THA) theo bản án đã có hiệu lực của tòa án, tôi chưa làm đơn yêu cầu THA, nhưng người phải THA đã mang số tiền phải THA đến nộp tại Chi cục THA. Chi Cục THA thu tiền theo bản án đã tuyên và yêu cầu tôi đến nhận tiền, đã thu 3% phí THA trên số tiền tôi được nhận. Theo tôi được biết thì Thông tư liên tịch số 68/2008/TTLT-BTC-BTP ngày 21/7/2008 vẫn còn hiệu lực, Thông tư liên tịch số 144/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 22/9/2010 đến ngày 06/11/2010 mới có hiệu lực, nhưng Chi cục Thi hành án lại ra quyết định thu phí của tôi vào ngày 03/11/2010. Xin hỏi vậy Chi cục THA thu như vậy đúng hay sai? Nếu sai tôi phải khiếu nại tới đâu và trách nhiệm của Chi cục Thi hành án như thế nào, bị xử lý ra sao? Rất mong nhận được trả lời của Quý cơ quan. Trân trọng./.
Mức phí thủ tục thu nộp quản lý và sử dụng phí thi hành án được quy định như thế nào?
Quy định của pháp luật về thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc như thế nào?
Bố mẹ tôi là bị đơn trong vụ kiện tranh chấp tài sản (nhà ở). Án dân sự đã xét xử phúc thẩm. Vì không đồng ý với bản án phúc thẩm nên gia đình xin giám đốc thẩm lại vụ án. Tòa án tối cao đã nhận đơn và thông báo cho gia đình vụ án đang được thụ lý để giải quyết giám đốc thẩm. Trong trường hợp này gia đình tôi có được tạm đình chỉ thi hành án không và luật pháp quy định như thế nào?
Ông Trần Đức Nam hỏi: Cán bộ, công chức thuộc cơ quan thi hành án dân sự công tác tại thị trấn thuộc huyện nghèo có được hưởng phụ cấp thu hút theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP không? Cũng liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Trung, công tác tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tương Dương, Nghệ An (trungnh.nan@...) phản ánh, huyện Tương Dương là 1 trong 3 huyện nghèo của tỉnh Nghệ An theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP nhưng do trụ sở của Chi cục Thi hành án dân sự huyện đóng trên địa bàn thị trấn nên cán bộ tại Chi cục không được hưởng chế độ theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP. Theo ông Trung, như vậy là thiệt thòi cho cán bộ, công chức vì Chi cục Thi hành án là đơn vị thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh đóng tại địa phương, công việc Thi hành án chủ yếu bám cơ sở, tận nhà, tận thôn bản nơi có đương sự trên toàn địa bàn huyện. Ông Trung đề nghị cơ quan chức năng nghiên cứu tăng khoản chi thường xuyên cho các huyện miền núi, đồng thời xem xét lại đối tượng áp dụng để tạo điều kiện cho cán bộ, công chức tại các Chi cục Thi hành án dân sự thuộc vùng sâu, vùng xa được hưởng chế độ theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP.
Theo quy định của pháp luật hiện nay những người nào phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự (THADS)? Nội dung chi phí cưỡng chế THADS gồm những khoản tiền nào?
Nếu bây giờ tôi được bổ nhiệm làm Thẩm tra viên thì liệu sau này tôi có được đi học lớp đào tạo nghiệp vụ Chấp hành viên nữa không hay sẽ làm thẩm tra viên.
Xin cho tôi hỏi thẩm quyền thụ lý vụ việc thi hành án dân sự được quy định như thế nào?
Gia đình tôi có giấy xác nhận hoàn cảnh khó khăn thì có được tạm hoãn thi hành án hay không? Những trường hợp nào thì được hoãn thi hành án? Thái độ của Chấp hành viên xử lý không đúng mực với người dân, không trả lời thắc mắc của người dân có thể bị khiếu nại hay không?
Khi đã nộp đơn yêu cầu thi hành án cho Chi cục Thi hành án dân sự, nhưng bên được thi hành án đã tự tổ chức thu xong khoản nợ của người bị thi hành án mà không cần sự can thiệp của Chi cục Thi hành án dân sự địa phương, vậy bên được thi hành án có phải nộp khoản phí thi hành án không?
Tôi khiếu nại đối với hành vi của 1 Chấp hành viên. Tôi được biết chấp hành viên này đồng thời là Cục trưởng Cục thi hành án dân sự. Vậy ai là người giải quyết khiếu nại lần đầu cho tôi?
Khoản 16 Điều 4 Nghị định số 74/NĐ-CP ngày 09/9/2009 của Chính phủ đã quy định trách nhiệm, thẩm quyền của Tổng cục Thi hành án dân sự là bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, cách chức Trưởng phòng, Phó trưởng phòng chuyên môn thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh. Vì sao vẫn có một số tỉnh Cục THADS lại có thẩm quyền bổ nhiệm Phó trưởng phòng, Phó Chi cục trưởng?